Phúc Tinh Soi Sáng
Chương 1
Huyện Hà Dương thuộc vùng nhiều núi nhiều rừng, non xanh nước biếc. Dẫu đã vào tháng sáu mà nơi đây vẫn mát lạnh rất dễ chịu.
Trời vừa mờ sáng là Phùng Viên Viên đã nhẹ nhàng mở cửa phòng, đi đến nhà kho ôm củi ra nhóm lửa nấu cơm.
Một rễ cây to bằng cánh tay được nhét vào lòng bếp, cháo trong nồi đang từ từ sôi. Nhân lúc chờ hầm cháo, Phùng Viên Viên cắp chậu gỗ ra bờ sông trước cửa giặt đồ.
Lão Lý là một thợ nề, quần áo lúc nào cũng lấm lem bùn đất cực kỳ bẩn thỉu. Tối qua sau khi làm việc xong, lão còn đi uống rượu ở đâu đó rồi nôn mửa đầy người.
Phùng Viên Viên một tay bịt mũi, một tay nhúng liên tục áo cánh của lão Lý vào dòng nước. Sau khi mùi hôi trôi đi gần hết, cô bé bắt đầu vò.
“Viên Viên dậy sớm vậy à?”
Vương thị nhà kế bên cũng ra giặt quần áo, nhìn thấy Phùng Viên Viên bèn mỉm cười chào hỏi.
Phùng Viên Viên: “Vâng, hôm nay ông cháu đi đạo quan sửa mái nhà nên phải khởi hành sớm một chút ạ.”
Vương thị gật đầu.
Bên bờ sông có bậc thềm đá dài hơn ba thước, Phùng Viên Viên chiếm một đầu, Vương thị chiếm đầu kia.
Giặt giũ là công việc nhàm chán, Vương thị bận tay được một lát bèn chuyển sự chú ý sang cô bé bên cạnh.
Phùng Viên Viên là một bé gái rất đáng yêu, gương mặt trắng nõn sạch sẽ, mắt hạnh má đào. Trong số những đứa trẻ ở mấy con phố lân cận, Phùng Viên Viên là cô bé xinh đẹp nhất.
Cơ mà đứa trẻ này mệnh khổ, mới sinh ra đã mồ côi mẹ, lên ba tuổi thì cha ruột chết trong trận lũ quét vì cứu lão Lý, trước khi chết đã phó thác cô bé cho vợ chồng Lý gia.
Bà Lý tin Phật, vì báo đáp ơn cứu mạng của Phùng phụ mà đối xử với Phùng Viên Viên còn thân hơn cháu gái ruột, trong nhà có gì ăn ngon đều dành cho Phùng Viên Viên, nuôi cô bé thành trắng trẻo bụ bẫm, xinh đẹp như phúc đồng tử trong tranh tết.
Khổ nỗi vào năm trước, bà Lý lâm bệnh nặng rồi qua đời.
Lão Lý không chịu nấu cơm, tất cả công việc nội trợ giặt giũ đều đổ lên vai Phùng Viên Viên.
Vương thị cẩn thận ngắm nhìn gương mặt cô bé.
Năm ngoái đứa nhỏ này vẫn còn vẻ bụ bẫm trẻ con, năm nay đã gầy thành mặt trái xoan, có thể thấy lão Lý đối xử với cô bé như thế nào.
Tuy nói con nhà nghèo sớm làm việc nhà, nhưng Phùng Viên Viên chỉ mới bảy tuổi thôi mà!
“Viên Viên, mỗi ngày lão Lý đều sai cháu làm việc, cháu có oán hay không?”
Vỗ vỗ xiêm y, Vương thị nhẹ giọng hỏi.
Phùng Viên Viên đang vò mạnh chỗ áo dính dầu mỡ, nghe vậy ngẩng đầu nhìn Vương thị, trên gương mặt nhỏ nhắn trắng nõn hiện ra nụ cười: “Không oán ạ, nếu không nhờ ông bà nhận nuôi cháu, cháu đã thành cô nhi từ lâu.”
Hầu hết cô nhi đều phải ăn xin để sống, áo rách quần manh, ngay cả chỗ che mưa chắn gió cũng không có.
Hiện tại bé ở Lý gia, tuy phải làm một ít việc nặng nhưng cuộc sống vẫn khá hơn nhiều so với lang thang bên ngoài ăn xin.
“Cháu là đứa bé biết thế nào là đủ.” Vương thị nhận xét với ánh mắt phức tạp.
Phùng Viên Viên mới bảy tuổi, không biết cách nói chuyện phiếm với người lớn, thấy Vương thị không còn lời gì khác bèn tiếp tục vùi đầu giặt giũ.
Giặt đồ xong, cô bé treo quần áo lên dây phơi căng ngoài sân, sau đó đi xem trong nồi thấy cháo đã chín.
Phùng Viên Viên bày chén đũa rồi vào đông phòng đánh thức lão Lý.
Lão Lý vẫn còn hơi say, đầu nhức như búa bổ, cứ nằm lì trong chăn không muốn nhúc nhích.
Phùng Viên Viên thúc giục: “Ông ơi, bên Tử Vân Quan đang chờ đấy ạ!”
Tử Vân Quan?
Lão Lý lập tức tỉnh táo, quán chủ Tử Vân Quan trả tiền công rất hậu hĩnh, mối làm ăn này không thể phạm sai lầm.
Một khắc sau, lão Lý ngồi ở bàn ăn, húp cháo cắn miếng bánh khô để giảm bớt cơn cồn cào trong bụng. Ánh mắt lão dừng lại trên mặt Phùng Viên Viên, bảo: “Đường núi không dễ đi, lát nữa ngươi theo ta cùng lên núi.”
Phùng Viên Viên ngoan ngoãn gật đầu.
Khi khởi hành, lão Lý đẩy một chiếc xe rùa đựng đầy dụng cụ cần dùng để làm việc.
Phùng Viên Viên cõng ấm nước đi bên cạnh.
Một ông già gầy gò làn da ngăm đen và một cô bé xinh đẹp làn da trắng nõn sánh bước bên nhau, trông chẳng hề giống người đi chung đường.
Hầu như người nào đi ngang qua đều sẽ tò mò quan sát Phùng Viên Viên một lúc.
Lão Lý đã quen rồi.
Lão nghĩ, nuôi Phùng Viên Viên thêm mấy năm, chờ đứa nhỏ này mười ba mười bốn tuổi, khẳng định có thể đổi được một phần sính lễ hậu hĩnh.
- ----------
Tử Vân Quan nằm trên núi Linh Sơn ở phía đông huyện thành.
Lão Lý cột một sợi dây thừng phía trước xe rùa, khi lên núi, lão đẩy xe ở phía sau, Phùng Viên Viên nắm dây thừng kéo xe phía trước.
Kéo xe rất mệt, nhưng Phùng Viên Viên không thể lười biếng, một khi bị lão Lý phát hiện, khẳng định sẽ hùng hổ mắng chửi.
Phùng Viên Viên không ngại vất vả nhưng sợ nhất lão Lý lên cơn rủa xả. Trước kia lão Lý uống say còn đánh bà Lý, những hình ảnh đó gần như thành ác mộng của Phùng Viên Viên.
Cuối cùng đến được sơn môn của Tử Vân Quan, Phùng Viên Viên đổ mồ hôi đầy trán, hai lòng bàn tay bị dây thừng siết đỏ bừng, nóng rát.
Tiểu đạo sĩ đưa thẳng hai ông cháu tới phòng ốc cần sửa chữa.
Tử Vân Quan đã được xây hơn trăm năm, cần phải tu bổ không biết bao nhiêu lần. Hôm trước trải qua một trận mưa to gió lớn, cây cối gãy đổ đập hư hai gian phòng của đạo sĩ, may mắn không người nào bị thương.
Đạo quan đã chuẩn bị bùn ngói sẵn sàng, lão Lý bày công cụ ra xong, xăn tay áo bắt đầu làm việc.
Phùng Viên Viên nhỏ giọng hỏi: “Ông ơi, có cần cháu giúp gì không ạ?”
Lão Lý khịt mũi: “Con nít con nôi làm được cái gì, tránh sang một bên tự chơi đi.”
Lão có thể sai khiến con bé giặt quần áo nấu cơm, nhưng loại việc lớn như sửa chữa mái nhà, đàn bà con gái trăm triệu lần không thể nhúng tay.
Phùng Viên Viên đâu biết trong đầu lão Lý đã có tư tưởng "trọng nam khinh nữ" ăn sâu bén rễ, cô bé mừng thầm mình có thể nhân cơ hội này dạo một vòng Tử Vân Quan.
Chào từ biệt lão Lý, Phùng Viên Viên tự mình đi chơi.
Tử Vân Quan rất rộng, Phùng Viên Viên chạy đến sơn môn trước rồi bắt đầu tham quan theo thứ tự từ ngoài vào trong. Vừa nãy lúc tiến vào, cô bé chỉ lo cắm cúi đi theo lão Lý, chưa cẩn thận ngắm xung quanh.
Điện Linh Quan, điện Tam Thanh, điện Ngọc Hoàng...
Phùng Viên Viên xen lẫn trong đoàn khách hành hương đi đến mỗi gian điện ngắm kỹ, cảm thấy những vị thần này trông khá giống nhau, đều có thân hình bằng đồng và gương mặt uy nghiêm khiến cô bé sợ hãi.
Đang đi dạo thì trời đổ mưa!
Những đám mây đen khổng lồ phủ kín bầu trời, nhưng xung quanh đám mây đen có thể lờ mờ thấy được ánh nắng.
Phùng Viên Viên biết rằng, chờ mây đen bay qua thì mưa tự nhiên sẽ tạnh.
Không cần sốt ruột, Phùng Viên Viên bèn vào điện Tam Tinh gần nhất trú mưa.
Điện Tam Tinh thờ phụng ba vị thần tiên Phúc, Lộc, Thọ.
Phúc Tinh hình như đứng giữa, mặc bộ triều phục khoác áo choàng đỏ, đầu đội mũ cánh chuồn trang nhã, tay trái vịn đai lưng thêu rồng, tay phải nâng chiếc gậy Như ý thật dài. Các vị thần tiên khác đều có gương mặt uy nghiêm, trong khi vị Phúc Tinh này mặt mày hiền từ khiến người nhìn cảm thấy thiện cảm.
Hai bên trái phải của Phúc Tinh là vị Lộc Tinh phong thần tuấn lãng và vị Thọ Tinh râu bạc cười tít mắt.
Có thể ba vị thần tiên này mang ngụ ý vui mừng nên Phùng Viên Viên chỉ liếc mắt một cái đã rất thích nơi đây.
Lúc này trong điện Tam Tinh chỉ có một mình Phùng Viên Viên.
Tuy là trận mưa rào nhưng mưa không hề nhẹ, hạt mưa rơi lộp độp trên mặt đất làm tung lên những đám sương mù.
Phùng Viên Viên quỳ lạy ba vị thần tiên, sau đó rảnh rỗi không có việc gì làm bèn ngồi xếp bằng trên đệm hương bồ giữa điện, đâu lưng về phía tượng Tam Tinh, chống cằm ngắm mưa rơi bên ngoài.
Bỗng nhiên, cô bé nghe được một chuỗi tiếng nước nhỏ tí tách.
Phùng Viên Viên tò mò đứng lên, đi vòng quanh điện quan sát tỉ mỉ, rất nhanh phát hiện nơi xảy ra vấn đề.
Có một chỗ mái nhà bị dột, nước mưa tí tách nhỏ giọt trên mũ quan của Phúc Tinh.
Phùng Viên Viên leo lên bàn thờ, nhón chân nhìn xem, thấy chiếc mũ quan phủ một lớp rỉ sét thật dày, đủ để chứng minh mái nhà dột ở đây không phải mới xảy ra.
Ngặt nỗi vị trí này quá cao, lại ở sau lưng tượng đồng, trừ khi leo lên tận nơi chứ bình thường mọi người sẽ không chú ý.
Mưa đã tạnh, Phùng Viên Viên tìm một đạo sĩ để báo về vụ mưa dột trong điện Tam Tinh.
Đạo sĩ đến tận nơi xem xét rồi đi báo cáo cho đạo sĩ quản sự, cuối cùng nói với Phùng Viên Viên: “Sư thúc bảo vấn đề này không lớn, tạm thời chưa cần xử lý.”
Phùng Viên Viên rất thất vọng.
Có thể vì Phúc Tinh cười quá hiền từ, cô bé không đành lòng để vị thần tiên dễ mến như vậy sống dưới nóc nhà dột, còn phải đội chiếc mũ rỉ sét năm này qua năm khác.
Phùng Viên Viên đi tìm lão Lý, hỏi lão Lý có thể thuận tiện sửa luôn nóc nhà dột bên kia.
Lão Lý: “Đạo quan có trả tiền không? Trả tiền thì ta sửa ngay.”
Phùng Viên Viên nhớ tới thái độ của đạo quan, tám phần mười là không muốn làm điều thừa.
Cô bé cố thuyết phục lão Lý: “Đó là Phúc Tinh đấy ạ! Ông giúp Phúc Tinh, Phúc Tinh sẽ phù hộ cho ông.”
Lão Lý: “Đừng nằm mơ! Suốt năm ta cúng bái Thần Tài, đâu thấy Thần Tài hiển linh?!”
Phùng Viên Viên không còn lời gì để nói.
Cô bé ủ rũ ngồi dưới mái hiên, nhìn lão Lý vung tay ném bùn, ánh mắt rơi xuống chồng ngói đen xếp ngay ngắn bên cạnh.
Phùng Viên Viên chợt nảy ra một ý tưởng.
Nhân lúc lão Lý không chú ý, cô bé vơ vét một ít vật liệu thừa bỏ vào một thùng gỗ nhỏ rồi xách thùng lạch cạch chạy đi.
Lão Lý nhìn thấy nhưng không cản, con nít thường thích vọc chơi, chỉ cần không gây rắc rối thì lão cũng mắt nhắm mắt mở cho qua.
Phùng Viên Viên chạy thẳng tới điện Tam Tinh.
Cô bé tuy nhỏ nhưng gan lớn, tay chân cũng nhanh nhẹn, xách thùng gỗ nhỏ leo lên nóc nhà của điện Tam Tinh.
Xung quanh không có ai, Phùng Viên Viên dựa vào bản lĩnh học được từ việc "mưa dầm thấm đất" quan sát lão Lý làm việc, nghiêm túc sửa cho xong chỗ mái nhà bị dột.
Sửa được rồi, Phùng Viên Viên trèo xuống, đặt thùng gỗ nhỏ dưới mái hiên rồi đi vào điện Tam Tinh, lại leo lên bàn thờ lần nữa.
Tay cầm xẻng nhỏ, cô bé tỉ mỉ cạo sạch rỉ sét bám trên mũ quan của Phúc Tinh từng chút một, bảo đảm không còn sót lại một mẩu rỉ xanh nào, để lộ lớp đồng mới sáng bóng bên dưới.
Trán mướt mồ hôi, Phùng Viên Viên tiện tay quệt đi, nghiêng đầu nhìn gương mặt tươi cười hiền hòa của Phúc Tinh. Cô bé cũng mỉm cười, thầm nhủ: Phúc Tinh gia cứ yên tâm, về sau ngài không phải hứng nước mưa dột nữa.
- -------
Công việc ở Tử Vân Quan cần làm liên tục ba ngày, đến buổi chiều, lão Lý dẫn Phùng Viên Viên xuống núi, xe rùa và công cụ tạm thời để tại đạo quan.
Ngày hôm sau, lão Lý đi một mình, để lại Phùng Viên Viên trông nhà.
Phùng Viên Viên treo quần áo vừa giặt xong, phát hiện vườn rau nhỏ trong sân mọc ra một ít cỏ dại, nhân lúc trời chưa nắng gắt bèn nhổ chúng đi.
Cô bé ngồi xổm dưới đất, hết sức chuyên chú nhổ cỏ dại. Mãi đến khi nhổ đến cuối luống rau chuẩn bị chuyển sang luống khác, cô bé mới phát hiện một bà thím mặc đồ tơ lụa đang đứng trước cổng nhà mở toang.
Bà thím kia trét phấn thật dày khiến gương mặt như lớp da bánh sủi cảo, híp mắt quan sát cô bé.
Phùng Viên Viên: “Xin hỏi, bà là...?”
Bà thím: “Ông ngươi đâu?”
Phùng Viên Viên: “Ông đi Tử Vân Quan làm việc, chạng vạng mới về ạ.”
Bà thím bĩu môi thất vọng, phe phẩy khăn tay, lắc mông uốn éo bỏ đi.
Phùng Viên Viên cảm thấy bà thím này kỳ kỳ quái quái, nhưng cũng không để tâm.
Bữa trưa chỉ có một mình nên cô bé ăn sơ sài cho xong. Trời trưa nóng nực, Phùng Viên Viên nằm trên giường ván gỗ trong tây phòng nghỉ ngơi.
Vừa chợp mắt, Phùng Viên Viên nằm mơ.
Bình thường cô bé rất ít khi nằm mơ, dẫu có mơ thì lúc tỉnh giấc cũng sẽ quên sạch.
Thế nhưng giấc mơ vào buổi trưa này, Phùng Viên Viên lại nhớ rành mạch.
Trong mơ, trên đường trở về từ Tử Vân Quan, lão Lý gặp được bà thím kỳ quái lúc nãy đến nhà tìm lão; bà thím tự xưng là tú bà của Di Hồng Viện, muốn mua Phùng Viên Viên với giá hai mươi lạng bạc.
Lão Lý rất ham nhưng vẫn hơi do dự vì ngại mang tiếng xấu. Bà thím bảo lão suy xét, ba ngày sau cho bà ta câu trả lời.
Ba ngày sau, lão Lý bỏ thuốc mê vào chén nước của Phùng Viên Viên, thừa dịp đêm tối "thần không biết quỷ không hay" lén lút đưa cô bé đến lầu xanh!
Theo sự tìm hiểu về ba ông Phúc, Lộc, Thọ, bà Còm thấy cách mô tả về ông Phúc thật ra là của ông Lộc (đứng giữa, mặc triều phục, đội mũ quan, đai lưng thêu rồng và cầm gậy Như ý). Nhưng tác giả muốn để là ông Phúc thì mọi người khỏi cần thắc mắc hén!
Trời vừa mờ sáng là Phùng Viên Viên đã nhẹ nhàng mở cửa phòng, đi đến nhà kho ôm củi ra nhóm lửa nấu cơm.
Một rễ cây to bằng cánh tay được nhét vào lòng bếp, cháo trong nồi đang từ từ sôi. Nhân lúc chờ hầm cháo, Phùng Viên Viên cắp chậu gỗ ra bờ sông trước cửa giặt đồ.
Lão Lý là một thợ nề, quần áo lúc nào cũng lấm lem bùn đất cực kỳ bẩn thỉu. Tối qua sau khi làm việc xong, lão còn đi uống rượu ở đâu đó rồi nôn mửa đầy người.
Phùng Viên Viên một tay bịt mũi, một tay nhúng liên tục áo cánh của lão Lý vào dòng nước. Sau khi mùi hôi trôi đi gần hết, cô bé bắt đầu vò.
“Viên Viên dậy sớm vậy à?”
Vương thị nhà kế bên cũng ra giặt quần áo, nhìn thấy Phùng Viên Viên bèn mỉm cười chào hỏi.
Phùng Viên Viên: “Vâng, hôm nay ông cháu đi đạo quan sửa mái nhà nên phải khởi hành sớm một chút ạ.”
Vương thị gật đầu.
Bên bờ sông có bậc thềm đá dài hơn ba thước, Phùng Viên Viên chiếm một đầu, Vương thị chiếm đầu kia.
Giặt giũ là công việc nhàm chán, Vương thị bận tay được một lát bèn chuyển sự chú ý sang cô bé bên cạnh.
Phùng Viên Viên là một bé gái rất đáng yêu, gương mặt trắng nõn sạch sẽ, mắt hạnh má đào. Trong số những đứa trẻ ở mấy con phố lân cận, Phùng Viên Viên là cô bé xinh đẹp nhất.
Cơ mà đứa trẻ này mệnh khổ, mới sinh ra đã mồ côi mẹ, lên ba tuổi thì cha ruột chết trong trận lũ quét vì cứu lão Lý, trước khi chết đã phó thác cô bé cho vợ chồng Lý gia.
Bà Lý tin Phật, vì báo đáp ơn cứu mạng của Phùng phụ mà đối xử với Phùng Viên Viên còn thân hơn cháu gái ruột, trong nhà có gì ăn ngon đều dành cho Phùng Viên Viên, nuôi cô bé thành trắng trẻo bụ bẫm, xinh đẹp như phúc đồng tử trong tranh tết.
Khổ nỗi vào năm trước, bà Lý lâm bệnh nặng rồi qua đời.
Lão Lý không chịu nấu cơm, tất cả công việc nội trợ giặt giũ đều đổ lên vai Phùng Viên Viên.
Vương thị cẩn thận ngắm nhìn gương mặt cô bé.
Năm ngoái đứa nhỏ này vẫn còn vẻ bụ bẫm trẻ con, năm nay đã gầy thành mặt trái xoan, có thể thấy lão Lý đối xử với cô bé như thế nào.
Tuy nói con nhà nghèo sớm làm việc nhà, nhưng Phùng Viên Viên chỉ mới bảy tuổi thôi mà!
“Viên Viên, mỗi ngày lão Lý đều sai cháu làm việc, cháu có oán hay không?”
Vỗ vỗ xiêm y, Vương thị nhẹ giọng hỏi.
Phùng Viên Viên đang vò mạnh chỗ áo dính dầu mỡ, nghe vậy ngẩng đầu nhìn Vương thị, trên gương mặt nhỏ nhắn trắng nõn hiện ra nụ cười: “Không oán ạ, nếu không nhờ ông bà nhận nuôi cháu, cháu đã thành cô nhi từ lâu.”
Hầu hết cô nhi đều phải ăn xin để sống, áo rách quần manh, ngay cả chỗ che mưa chắn gió cũng không có.
Hiện tại bé ở Lý gia, tuy phải làm một ít việc nặng nhưng cuộc sống vẫn khá hơn nhiều so với lang thang bên ngoài ăn xin.
“Cháu là đứa bé biết thế nào là đủ.” Vương thị nhận xét với ánh mắt phức tạp.
Phùng Viên Viên mới bảy tuổi, không biết cách nói chuyện phiếm với người lớn, thấy Vương thị không còn lời gì khác bèn tiếp tục vùi đầu giặt giũ.
Giặt đồ xong, cô bé treo quần áo lên dây phơi căng ngoài sân, sau đó đi xem trong nồi thấy cháo đã chín.
Phùng Viên Viên bày chén đũa rồi vào đông phòng đánh thức lão Lý.
Lão Lý vẫn còn hơi say, đầu nhức như búa bổ, cứ nằm lì trong chăn không muốn nhúc nhích.
Phùng Viên Viên thúc giục: “Ông ơi, bên Tử Vân Quan đang chờ đấy ạ!”
Tử Vân Quan?
Lão Lý lập tức tỉnh táo, quán chủ Tử Vân Quan trả tiền công rất hậu hĩnh, mối làm ăn này không thể phạm sai lầm.
Một khắc sau, lão Lý ngồi ở bàn ăn, húp cháo cắn miếng bánh khô để giảm bớt cơn cồn cào trong bụng. Ánh mắt lão dừng lại trên mặt Phùng Viên Viên, bảo: “Đường núi không dễ đi, lát nữa ngươi theo ta cùng lên núi.”
Phùng Viên Viên ngoan ngoãn gật đầu.
Khi khởi hành, lão Lý đẩy một chiếc xe rùa đựng đầy dụng cụ cần dùng để làm việc.
Phùng Viên Viên cõng ấm nước đi bên cạnh.
Một ông già gầy gò làn da ngăm đen và một cô bé xinh đẹp làn da trắng nõn sánh bước bên nhau, trông chẳng hề giống người đi chung đường.
Hầu như người nào đi ngang qua đều sẽ tò mò quan sát Phùng Viên Viên một lúc.
Lão Lý đã quen rồi.
Lão nghĩ, nuôi Phùng Viên Viên thêm mấy năm, chờ đứa nhỏ này mười ba mười bốn tuổi, khẳng định có thể đổi được một phần sính lễ hậu hĩnh.
- ----------
Tử Vân Quan nằm trên núi Linh Sơn ở phía đông huyện thành.
Lão Lý cột một sợi dây thừng phía trước xe rùa, khi lên núi, lão đẩy xe ở phía sau, Phùng Viên Viên nắm dây thừng kéo xe phía trước.
Kéo xe rất mệt, nhưng Phùng Viên Viên không thể lười biếng, một khi bị lão Lý phát hiện, khẳng định sẽ hùng hổ mắng chửi.
Phùng Viên Viên không ngại vất vả nhưng sợ nhất lão Lý lên cơn rủa xả. Trước kia lão Lý uống say còn đánh bà Lý, những hình ảnh đó gần như thành ác mộng của Phùng Viên Viên.
Cuối cùng đến được sơn môn của Tử Vân Quan, Phùng Viên Viên đổ mồ hôi đầy trán, hai lòng bàn tay bị dây thừng siết đỏ bừng, nóng rát.
Tiểu đạo sĩ đưa thẳng hai ông cháu tới phòng ốc cần sửa chữa.
Tử Vân Quan đã được xây hơn trăm năm, cần phải tu bổ không biết bao nhiêu lần. Hôm trước trải qua một trận mưa to gió lớn, cây cối gãy đổ đập hư hai gian phòng của đạo sĩ, may mắn không người nào bị thương.
Đạo quan đã chuẩn bị bùn ngói sẵn sàng, lão Lý bày công cụ ra xong, xăn tay áo bắt đầu làm việc.
Phùng Viên Viên nhỏ giọng hỏi: “Ông ơi, có cần cháu giúp gì không ạ?”
Lão Lý khịt mũi: “Con nít con nôi làm được cái gì, tránh sang một bên tự chơi đi.”
Lão có thể sai khiến con bé giặt quần áo nấu cơm, nhưng loại việc lớn như sửa chữa mái nhà, đàn bà con gái trăm triệu lần không thể nhúng tay.
Phùng Viên Viên đâu biết trong đầu lão Lý đã có tư tưởng "trọng nam khinh nữ" ăn sâu bén rễ, cô bé mừng thầm mình có thể nhân cơ hội này dạo một vòng Tử Vân Quan.
Chào từ biệt lão Lý, Phùng Viên Viên tự mình đi chơi.
Tử Vân Quan rất rộng, Phùng Viên Viên chạy đến sơn môn trước rồi bắt đầu tham quan theo thứ tự từ ngoài vào trong. Vừa nãy lúc tiến vào, cô bé chỉ lo cắm cúi đi theo lão Lý, chưa cẩn thận ngắm xung quanh.
Điện Linh Quan, điện Tam Thanh, điện Ngọc Hoàng...
Phùng Viên Viên xen lẫn trong đoàn khách hành hương đi đến mỗi gian điện ngắm kỹ, cảm thấy những vị thần này trông khá giống nhau, đều có thân hình bằng đồng và gương mặt uy nghiêm khiến cô bé sợ hãi.
Đang đi dạo thì trời đổ mưa!
Những đám mây đen khổng lồ phủ kín bầu trời, nhưng xung quanh đám mây đen có thể lờ mờ thấy được ánh nắng.
Phùng Viên Viên biết rằng, chờ mây đen bay qua thì mưa tự nhiên sẽ tạnh.
Không cần sốt ruột, Phùng Viên Viên bèn vào điện Tam Tinh gần nhất trú mưa.
Điện Tam Tinh thờ phụng ba vị thần tiên Phúc, Lộc, Thọ.
Phúc Tinh hình như đứng giữa, mặc bộ triều phục khoác áo choàng đỏ, đầu đội mũ cánh chuồn trang nhã, tay trái vịn đai lưng thêu rồng, tay phải nâng chiếc gậy Như ý thật dài. Các vị thần tiên khác đều có gương mặt uy nghiêm, trong khi vị Phúc Tinh này mặt mày hiền từ khiến người nhìn cảm thấy thiện cảm.
Hai bên trái phải của Phúc Tinh là vị Lộc Tinh phong thần tuấn lãng và vị Thọ Tinh râu bạc cười tít mắt.
Có thể ba vị thần tiên này mang ngụ ý vui mừng nên Phùng Viên Viên chỉ liếc mắt một cái đã rất thích nơi đây.
Lúc này trong điện Tam Tinh chỉ có một mình Phùng Viên Viên.
Tuy là trận mưa rào nhưng mưa không hề nhẹ, hạt mưa rơi lộp độp trên mặt đất làm tung lên những đám sương mù.
Phùng Viên Viên quỳ lạy ba vị thần tiên, sau đó rảnh rỗi không có việc gì làm bèn ngồi xếp bằng trên đệm hương bồ giữa điện, đâu lưng về phía tượng Tam Tinh, chống cằm ngắm mưa rơi bên ngoài.
Bỗng nhiên, cô bé nghe được một chuỗi tiếng nước nhỏ tí tách.
Phùng Viên Viên tò mò đứng lên, đi vòng quanh điện quan sát tỉ mỉ, rất nhanh phát hiện nơi xảy ra vấn đề.
Có một chỗ mái nhà bị dột, nước mưa tí tách nhỏ giọt trên mũ quan của Phúc Tinh.
Phùng Viên Viên leo lên bàn thờ, nhón chân nhìn xem, thấy chiếc mũ quan phủ một lớp rỉ sét thật dày, đủ để chứng minh mái nhà dột ở đây không phải mới xảy ra.
Ngặt nỗi vị trí này quá cao, lại ở sau lưng tượng đồng, trừ khi leo lên tận nơi chứ bình thường mọi người sẽ không chú ý.
Mưa đã tạnh, Phùng Viên Viên tìm một đạo sĩ để báo về vụ mưa dột trong điện Tam Tinh.
Đạo sĩ đến tận nơi xem xét rồi đi báo cáo cho đạo sĩ quản sự, cuối cùng nói với Phùng Viên Viên: “Sư thúc bảo vấn đề này không lớn, tạm thời chưa cần xử lý.”
Phùng Viên Viên rất thất vọng.
Có thể vì Phúc Tinh cười quá hiền từ, cô bé không đành lòng để vị thần tiên dễ mến như vậy sống dưới nóc nhà dột, còn phải đội chiếc mũ rỉ sét năm này qua năm khác.
Phùng Viên Viên đi tìm lão Lý, hỏi lão Lý có thể thuận tiện sửa luôn nóc nhà dột bên kia.
Lão Lý: “Đạo quan có trả tiền không? Trả tiền thì ta sửa ngay.”
Phùng Viên Viên nhớ tới thái độ của đạo quan, tám phần mười là không muốn làm điều thừa.
Cô bé cố thuyết phục lão Lý: “Đó là Phúc Tinh đấy ạ! Ông giúp Phúc Tinh, Phúc Tinh sẽ phù hộ cho ông.”
Lão Lý: “Đừng nằm mơ! Suốt năm ta cúng bái Thần Tài, đâu thấy Thần Tài hiển linh?!”
Phùng Viên Viên không còn lời gì để nói.
Cô bé ủ rũ ngồi dưới mái hiên, nhìn lão Lý vung tay ném bùn, ánh mắt rơi xuống chồng ngói đen xếp ngay ngắn bên cạnh.
Phùng Viên Viên chợt nảy ra một ý tưởng.
Nhân lúc lão Lý không chú ý, cô bé vơ vét một ít vật liệu thừa bỏ vào một thùng gỗ nhỏ rồi xách thùng lạch cạch chạy đi.
Lão Lý nhìn thấy nhưng không cản, con nít thường thích vọc chơi, chỉ cần không gây rắc rối thì lão cũng mắt nhắm mắt mở cho qua.
Phùng Viên Viên chạy thẳng tới điện Tam Tinh.
Cô bé tuy nhỏ nhưng gan lớn, tay chân cũng nhanh nhẹn, xách thùng gỗ nhỏ leo lên nóc nhà của điện Tam Tinh.
Xung quanh không có ai, Phùng Viên Viên dựa vào bản lĩnh học được từ việc "mưa dầm thấm đất" quan sát lão Lý làm việc, nghiêm túc sửa cho xong chỗ mái nhà bị dột.
Sửa được rồi, Phùng Viên Viên trèo xuống, đặt thùng gỗ nhỏ dưới mái hiên rồi đi vào điện Tam Tinh, lại leo lên bàn thờ lần nữa.
Tay cầm xẻng nhỏ, cô bé tỉ mỉ cạo sạch rỉ sét bám trên mũ quan của Phúc Tinh từng chút một, bảo đảm không còn sót lại một mẩu rỉ xanh nào, để lộ lớp đồng mới sáng bóng bên dưới.
Trán mướt mồ hôi, Phùng Viên Viên tiện tay quệt đi, nghiêng đầu nhìn gương mặt tươi cười hiền hòa của Phúc Tinh. Cô bé cũng mỉm cười, thầm nhủ: Phúc Tinh gia cứ yên tâm, về sau ngài không phải hứng nước mưa dột nữa.
- -------
Công việc ở Tử Vân Quan cần làm liên tục ba ngày, đến buổi chiều, lão Lý dẫn Phùng Viên Viên xuống núi, xe rùa và công cụ tạm thời để tại đạo quan.
Ngày hôm sau, lão Lý đi một mình, để lại Phùng Viên Viên trông nhà.
Phùng Viên Viên treo quần áo vừa giặt xong, phát hiện vườn rau nhỏ trong sân mọc ra một ít cỏ dại, nhân lúc trời chưa nắng gắt bèn nhổ chúng đi.
Cô bé ngồi xổm dưới đất, hết sức chuyên chú nhổ cỏ dại. Mãi đến khi nhổ đến cuối luống rau chuẩn bị chuyển sang luống khác, cô bé mới phát hiện một bà thím mặc đồ tơ lụa đang đứng trước cổng nhà mở toang.
Bà thím kia trét phấn thật dày khiến gương mặt như lớp da bánh sủi cảo, híp mắt quan sát cô bé.
Phùng Viên Viên: “Xin hỏi, bà là...?”
Bà thím: “Ông ngươi đâu?”
Phùng Viên Viên: “Ông đi Tử Vân Quan làm việc, chạng vạng mới về ạ.”
Bà thím bĩu môi thất vọng, phe phẩy khăn tay, lắc mông uốn éo bỏ đi.
Phùng Viên Viên cảm thấy bà thím này kỳ kỳ quái quái, nhưng cũng không để tâm.
Bữa trưa chỉ có một mình nên cô bé ăn sơ sài cho xong. Trời trưa nóng nực, Phùng Viên Viên nằm trên giường ván gỗ trong tây phòng nghỉ ngơi.
Vừa chợp mắt, Phùng Viên Viên nằm mơ.
Bình thường cô bé rất ít khi nằm mơ, dẫu có mơ thì lúc tỉnh giấc cũng sẽ quên sạch.
Thế nhưng giấc mơ vào buổi trưa này, Phùng Viên Viên lại nhớ rành mạch.
Trong mơ, trên đường trở về từ Tử Vân Quan, lão Lý gặp được bà thím kỳ quái lúc nãy đến nhà tìm lão; bà thím tự xưng là tú bà của Di Hồng Viện, muốn mua Phùng Viên Viên với giá hai mươi lạng bạc.
Lão Lý rất ham nhưng vẫn hơi do dự vì ngại mang tiếng xấu. Bà thím bảo lão suy xét, ba ngày sau cho bà ta câu trả lời.
Ba ngày sau, lão Lý bỏ thuốc mê vào chén nước của Phùng Viên Viên, thừa dịp đêm tối "thần không biết quỷ không hay" lén lút đưa cô bé đến lầu xanh!
Theo sự tìm hiểu về ba ông Phúc, Lộc, Thọ, bà Còm thấy cách mô tả về ông Phúc thật ra là của ông Lộc (đứng giữa, mặc triều phục, đội mũ quan, đai lưng thêu rồng và cầm gậy Như ý). Nhưng tác giả muốn để là ông Phúc thì mọi người khỏi cần thắc mắc hén!
Bạn đang đọc truyện tại DocTruyenChuz.com
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương