Miếu Hoang
Chương 22: Gạch đỏ
Ông Vọng tròn mắt ngơ ngác, tất nhiên làm sao ông Vọng có thể hiểu được những gì mà thầy Lương vừa nói, bởi ông không phải người biết về phong thủy, chẳng để ông Vọng chờ đợi lâu, thầy Lương tiếp tục:
- - Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ là Tứ Tượng hay còn gọi là Tứ Thanh Tú tạo nên Long Mạch. Thanh Long tượng trưng cho chính đông, nơi này cỏ mọc xanh tốt, có phần đất nhô cao hơn so với địa hình, về bản chất dương khí nơi đây rất mạnh. Bởi vậy khung cảnh hữu tình, thơ mộng, nói cách khác nơi đây có thế đất tốt. Duy chỉ có điều tôi đang thắc mắc tại sao lại không thể gieo trồng ở nơi này mặc dù cỏ lau phát triển sinh sôi um tùm. Tả Thanh Long. hữu Bạch Hổ, tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ. Để tôi nói thế này cho trưởng làng dễ hiểu, hãy tưởng tượng Long Mạch giống như một chiếc ngai vàng, thì khi ấy, Thanh Long sẽ là tay ghế trái, Bạch Hổ là tay ghế phải, Huyền Vũ là phần lưng ghế, còn Chu Tước là chiếc ghế nhỏ dùng để đặt chân khi ngồi vào ngai vàng. Và khi bác trưởng làng ngồi vào ngai vàng đó thì nơi ấy chính là Long Mạch.
Ông Vọng rối rít:
- - Thầy quả thực là cao nhân, nói vậy nghĩa là thầy đã biết được Long Mạch nằm ở đâu phải không ạ...?
Thầy Lương khẽ lắc đầu:
- - Tạm thời vẫn chưa thể chắc chắn, bởi chỉ xác định được Thanh Long thì vẫn chưa quả quyết được rằng Long Mạch nằm ở đâu. Nhưng bước đầu như vậy thì chúng ta còn có cơ sở để tìm Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Nhưng đến thời điểm này thì tôi chắc chắn rằng, Long Mạch của vùng đất này có vượng khí vô cùng tận, là một nơi có địa mạch cực tốt. Nhưng tôi không hiểu tại sao, và vì đâu mà có người lại dùng thuật Giấu Long Mạch để che giấu điều này. Chưa kể đến việc sau 100 năm Long Mạch mới bị động dẫn đến tai ương cho người dân nơi đây. Dù lý do gì đi nữa thì người Giấu Long Mạch không có ý đồ tốt. Thử nghĩ mà xem, nếu không phát hiện kịp thời, nguồn nước bị nhiễm độc, mọi người vẫn dùng nước giếng thì có lẽ bây giờ số lượng người chết trong làng đã không thể đếm được.
Nghe thầy Lương nói mà ông Vọng rùng mình, bủn rủn hết cả chân tay. Nghĩ lại thì đúng như vậy, nguồn nước từ giếng làng là nguồn nước sinh hoạt thứ chính của hầu hết dân làng văn thái, trước đó họ vẫn dùng nước giếng để tắm, để cho gia súc, gia cầm uống. Sẽ ra sao nếu như người dân làng Văn Thái không biết về chất độc trong nước và cứ thế sử dụng, ông Vọng thực không dám tưởng tượng.
Thầy Lương nói tiếp:
- - Vậy cho nên tôi mới nói, cơn mưa kéo dài 5 ngày ấy là trong phúc có họa. Mùa màng tuy không cứu được, nhưng bù lại dân làng Văn Thái đã tích được lượng nước mưa trong cơn khốn cùng này. Từ xưa đến nay, tính mạng của con người mới là quan trọng nhất, giữ được mạng thì mới tiếp tục làm ra của cải được. Ý trời đã vậy, bác trưởng làng đừng tự dằn vặt hay trách móc bản thân mình. Bác chính là người đã cứu cả làng đấy.
Ông Vọng xua tay:
- - Thầy đừng nói thế, tất cả là nhờ thầy chỉ bảo, tôi chỉ làm theo thôi chứ có giúp được gì đâu.
Thầy Lường mỉm cười:
- - Sao lại không..? Thử nghĩ xem, nếu như bác trưởng làng là người nhỏ nhen, ham lợi, khi tôi đến xin ở nhà mà bác không cho thì chẳng phải làm gì còn sau đó, có đúng không nào. Tất cả là nhờ vào lòng nhân hậu, thương người của bác cả. Nhìn người dân trong làng yêu quý, tôn trọng, nhất mực nghe lời bác như thế, tôi quả thực đã không nhìn lầm người. Mỗi chúng ta, khi sinh ra đều có số phận của riêng mình, tai ương, phúc phần đều là do nhân quả báo ứng tiền kiếp, hoặc từ nhiều kiếp trước mà thành. Qua cơn mưa dài ngày ấy tôi thấy rằng, số mệnh của dân làng Văn Thái vẫn chưa tận, ông trời vẫn chưa tuyệt đường sống của mọi người, vẫn còn có thể cứu vãn. Bác trưởng làng đừng quá lo lắng, chúng ta sẽ tìm ra cách giải quyết. Tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp mọi người vượt qua tai kiếp này, cũng như trả ơn trưởng làng những ngày vừa qua.
Ông Vọng nghe xong mà rơm rớm nước mặt, ông khẽ chắp tay lại rồi cúi đầu trước thầy Lương:
- - Đội ơn thầy lắm lắm, làng Văn Thái xin trông cậy cả vào thầy.
Phía trước mặt, nơi mà Sửu và Lực vẫn đang miệt mài đào bới, do thời tiết nắng nóng, sức người cũng có hạn, Lực và Sửu không chịu nổi đành phải đi vào bóng râm nơi bụi cỏ lau mà thầy Lương cùng ông Vọng đang ngồi nói chuyện. Đưa nước cho Sửu, ông Vọng nói:
- - Hai cậu nghỉ đi, để đó tôi đào tiếp cho.
Tu ừng ực bình nước, Sửu xua tay:
- - Đã bảo bác trưởng làng đừng lo rồi mà. Nghỉ mệt một chút hai anh em tôi lại đào tiếp.
Thầy Lương hỏi:
- - Đã đào sâu được bao nhiêu rồi...?
Lực đáp:
- - Đã được hơn 2 thước rồi ạ.
Thầy Lương gật đầu:
- - Vậy là còn 4 thước nữa, xin lỗi vì đã bắt hai cậu phải đào giữa trời nắng thế này. Nhưng chuyện cấp bách, càng sớm tìm được nguyên nhân, dân làng càng bớt nguy hiểm.
Sửu cười, lau đi những giọt mồ hôi đang túa ra trên khuôn mặt, Sửu nói:
- - Thầy đừng bận tâm, việc của làng mà thân là con dân trong làng sao có thể phàn nàn, nề hà......Trước khi chiều tối, chắc chắn anh em chúng tôi sẽ đào xong. Nhưng không biết liệu đào sâu 6 thước sẽ tìm thấy gì nhỉ...?
Thầy Lương trầm ngâm:
- - Cái này tôi cũng không biết được, nhưng chúng ta ở đây đều có nguyên nhân của nó. Lời mách bảo từ thần bảo hộ trong giấc mơ của tôi tính tới hiện tại đều trùng khớp. Nhưng hai cậu phải nhớ, trong lúc đào bới, tuyệt đối không được tháo sợi dây đỏ có hạt tràng kia ra khỏi người. Khi đào thấy gì lập tức báo cho tôi ngay, không được tự động sờ vào thứ gì cả.
Lực và Sửu vâng dạ gật đầu, nghỉ ngời được chừng 15 phút, cả hai lại bắt tay vào đào bới. Hơn 2h chiều, cái hố mà Sửu với Lực đang đào mỗi lúc một sâu hơn, lúc này dưới hố chỉ còn thấy phần đầu của cả hai nhô lên. Thầy Lương ước chừng họ đã đào được tầm hơn 4 thước.
Sau khi nghỉ ăn chút lương khô đem theo, Lực và Sửu càng đào nhanh hơn. Phải nói hai anh em Sửu có sức khỏe hơn người, nếu như hôm nay không có họ thì chắc còn phải lâu lắm ông Vọng với thầy Lương mới đào được đủ độ sâu.
Trời chuyển về chiều nhưng nắng vẫn oi bức, thi thoảng ông Vọng phải đem nước ra cho hai anh em Sửu vừa uống, vừa đào. Đang định đem khăn ướt với nước ra khu vực hố thì từ dưới hố, Sửu nói vọng lên:
- - Thầy Lương, bác trưởng làng ơi.....Lại đây xem này, có cái này....
Ông Vọng nhìn thầy Lương rồi cả hai lập tức chạy lại miệng hố nơi anh em Sửu đang đào, ông Vọng nói:
- - Có phải đào được thứ gì đó rồi không...?
Lực đặt cái xẻng lên mặt đất rồi lau mồ hôi nói:
- - Chưa thấy gì, nhưng mà chỗ đất này cứng quá....Cứ như đào vào đá ấy.
Lực nhảy lên miệng hố để Sửu có thêm không gian, hình như Sửu đang dùng tay không vét vét chỗ đất dưới chân, Sửu thờ phì phò rồi nói:
- - Gạch, là gạch đỏ......Sao lại có gạch đỏ ở đây nhỉ...? Đùa chắc...?
Thầy Lương vội trèo xuống hố, ông nói Sửu dừng đào, quả đúng như lời Sửu nói, dưới cái hố đang đào dở là một hàng gạch đỏ. Không thể nào mà tự nhiên lại có gạch đỏ ở đây cả. Mà gạch này không phải gạch vụn, nó được ghép vào nhau thành một hàng gồm 3 viên.
Thầy Lương nhìn ông Vọng rồi hỏi:
- - Trước đây nơi này từng có nhà hay kiến trúc nào được xây dựng sao...?
Cả ông Vọng lẫn anh em Sửu đều ngơ ngác, ông Vọng nói:
- - Trước đó thì tôi không biết, nhưng ngay từ khi tôi còn nhỏ thì nơi này đã được gọi là Bãi Hoang, nghĩa là chẳng có ai ở đây cả. Mà năm nay tôi ngoài 50 thì ít nhất là mấy chục năm nay không có ai xây dựng ở đây cả.
Thầy Lương nhìn hàng gạch ba viên, ông suy nghĩ rồi tiếp tục nói:
- - Như trưởng làng nói, ngôi làng này có lịch sử 100 năm, có khi còn dài hơn thế. Nghĩa là ít nhất 50 năm trước khi trưởng làng sinh ra là cả một khoảng thời gian rất dài. Có thể trong khoảng thời gian đó dã có người xây nhà, dựng cửa ở đây.....Hoặc nó có thể là cả một kiến trúc lớn hơn nữa. Căn cứ vào loại gạch đỏ này tôi có thể khẳng định, người xây dựng nơi này chắc chắn là người giàu có, thậm chí là cực giàu....Bởi nếu như cách đây gần 100 năm mà dùng gạch để xây dựng thì đó không phải tầm thường.
Ước chừng mới chỉ đào được tầm 5 thước, thầy Lương nói với Sửu:
- - Vẫn chưa đủ độ sâu, phiền hai anh em cậu cố gắng đào thêm một chút nữa.
Thầy Lương không nói thì anh em Sửu cũng đã tính trước điều này. Ban nãy Lực nhảy lên khỏi hố là để đi lấy đục. Cầm thanh đục bằng sắt dài tầm 1,5m. Lực nhảy xuống hố rồi nhìn Sửu nói:
- - Gặp đất cứng rồi, may lúc đi em bảo cầm theo cái này, không thì giờ có xúc bằng mắt.
Sửu cười:
- - Vẫn là chú chu đáo, thầy với bác trưởng làng yên tâm đi, chúng tôi đào tiếp đây.
Thầy Lương với ông Vọng trèo lên miệng hố, bên dưới Lực với Sửu kẻ đục người đào, nhưng cả hai cũng vô cùng cẩn trọng bởi độ sâu lúc này đã là 5 thước, chỉ còn một chút nữa thôi là đúng với yêu cầu của thầy Lương, họ không dám mạnh tay vì sợ đục trúng thứ mà thầy Lương đang tìm.
Phía trên mặt đất, thầy Lương nhìn bao quanh khu vực Bãi Hoang một lần nữa, ông lẩm nhẩm:
- - Rốt cuộc, trong quá khứ thứ gì đã biến mất tại nơi này....?
- - Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ là Tứ Tượng hay còn gọi là Tứ Thanh Tú tạo nên Long Mạch. Thanh Long tượng trưng cho chính đông, nơi này cỏ mọc xanh tốt, có phần đất nhô cao hơn so với địa hình, về bản chất dương khí nơi đây rất mạnh. Bởi vậy khung cảnh hữu tình, thơ mộng, nói cách khác nơi đây có thế đất tốt. Duy chỉ có điều tôi đang thắc mắc tại sao lại không thể gieo trồng ở nơi này mặc dù cỏ lau phát triển sinh sôi um tùm. Tả Thanh Long. hữu Bạch Hổ, tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ. Để tôi nói thế này cho trưởng làng dễ hiểu, hãy tưởng tượng Long Mạch giống như một chiếc ngai vàng, thì khi ấy, Thanh Long sẽ là tay ghế trái, Bạch Hổ là tay ghế phải, Huyền Vũ là phần lưng ghế, còn Chu Tước là chiếc ghế nhỏ dùng để đặt chân khi ngồi vào ngai vàng. Và khi bác trưởng làng ngồi vào ngai vàng đó thì nơi ấy chính là Long Mạch.
Ông Vọng rối rít:
- - Thầy quả thực là cao nhân, nói vậy nghĩa là thầy đã biết được Long Mạch nằm ở đâu phải không ạ...?
Thầy Lương khẽ lắc đầu:
- - Tạm thời vẫn chưa thể chắc chắn, bởi chỉ xác định được Thanh Long thì vẫn chưa quả quyết được rằng Long Mạch nằm ở đâu. Nhưng bước đầu như vậy thì chúng ta còn có cơ sở để tìm Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Nhưng đến thời điểm này thì tôi chắc chắn rằng, Long Mạch của vùng đất này có vượng khí vô cùng tận, là một nơi có địa mạch cực tốt. Nhưng tôi không hiểu tại sao, và vì đâu mà có người lại dùng thuật Giấu Long Mạch để che giấu điều này. Chưa kể đến việc sau 100 năm Long Mạch mới bị động dẫn đến tai ương cho người dân nơi đây. Dù lý do gì đi nữa thì người Giấu Long Mạch không có ý đồ tốt. Thử nghĩ mà xem, nếu không phát hiện kịp thời, nguồn nước bị nhiễm độc, mọi người vẫn dùng nước giếng thì có lẽ bây giờ số lượng người chết trong làng đã không thể đếm được.
Nghe thầy Lương nói mà ông Vọng rùng mình, bủn rủn hết cả chân tay. Nghĩ lại thì đúng như vậy, nguồn nước từ giếng làng là nguồn nước sinh hoạt thứ chính của hầu hết dân làng văn thái, trước đó họ vẫn dùng nước giếng để tắm, để cho gia súc, gia cầm uống. Sẽ ra sao nếu như người dân làng Văn Thái không biết về chất độc trong nước và cứ thế sử dụng, ông Vọng thực không dám tưởng tượng.
Thầy Lương nói tiếp:
- - Vậy cho nên tôi mới nói, cơn mưa kéo dài 5 ngày ấy là trong phúc có họa. Mùa màng tuy không cứu được, nhưng bù lại dân làng Văn Thái đã tích được lượng nước mưa trong cơn khốn cùng này. Từ xưa đến nay, tính mạng của con người mới là quan trọng nhất, giữ được mạng thì mới tiếp tục làm ra của cải được. Ý trời đã vậy, bác trưởng làng đừng tự dằn vặt hay trách móc bản thân mình. Bác chính là người đã cứu cả làng đấy.
Ông Vọng xua tay:
- - Thầy đừng nói thế, tất cả là nhờ thầy chỉ bảo, tôi chỉ làm theo thôi chứ có giúp được gì đâu.
Thầy Lường mỉm cười:
- - Sao lại không..? Thử nghĩ xem, nếu như bác trưởng làng là người nhỏ nhen, ham lợi, khi tôi đến xin ở nhà mà bác không cho thì chẳng phải làm gì còn sau đó, có đúng không nào. Tất cả là nhờ vào lòng nhân hậu, thương người của bác cả. Nhìn người dân trong làng yêu quý, tôn trọng, nhất mực nghe lời bác như thế, tôi quả thực đã không nhìn lầm người. Mỗi chúng ta, khi sinh ra đều có số phận của riêng mình, tai ương, phúc phần đều là do nhân quả báo ứng tiền kiếp, hoặc từ nhiều kiếp trước mà thành. Qua cơn mưa dài ngày ấy tôi thấy rằng, số mệnh của dân làng Văn Thái vẫn chưa tận, ông trời vẫn chưa tuyệt đường sống của mọi người, vẫn còn có thể cứu vãn. Bác trưởng làng đừng quá lo lắng, chúng ta sẽ tìm ra cách giải quyết. Tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp mọi người vượt qua tai kiếp này, cũng như trả ơn trưởng làng những ngày vừa qua.
Ông Vọng nghe xong mà rơm rớm nước mặt, ông khẽ chắp tay lại rồi cúi đầu trước thầy Lương:
- - Đội ơn thầy lắm lắm, làng Văn Thái xin trông cậy cả vào thầy.
Phía trước mặt, nơi mà Sửu và Lực vẫn đang miệt mài đào bới, do thời tiết nắng nóng, sức người cũng có hạn, Lực và Sửu không chịu nổi đành phải đi vào bóng râm nơi bụi cỏ lau mà thầy Lương cùng ông Vọng đang ngồi nói chuyện. Đưa nước cho Sửu, ông Vọng nói:
- - Hai cậu nghỉ đi, để đó tôi đào tiếp cho.
Tu ừng ực bình nước, Sửu xua tay:
- - Đã bảo bác trưởng làng đừng lo rồi mà. Nghỉ mệt một chút hai anh em tôi lại đào tiếp.
Thầy Lương hỏi:
- - Đã đào sâu được bao nhiêu rồi...?
Lực đáp:
- - Đã được hơn 2 thước rồi ạ.
Thầy Lương gật đầu:
- - Vậy là còn 4 thước nữa, xin lỗi vì đã bắt hai cậu phải đào giữa trời nắng thế này. Nhưng chuyện cấp bách, càng sớm tìm được nguyên nhân, dân làng càng bớt nguy hiểm.
Sửu cười, lau đi những giọt mồ hôi đang túa ra trên khuôn mặt, Sửu nói:
- - Thầy đừng bận tâm, việc của làng mà thân là con dân trong làng sao có thể phàn nàn, nề hà......Trước khi chiều tối, chắc chắn anh em chúng tôi sẽ đào xong. Nhưng không biết liệu đào sâu 6 thước sẽ tìm thấy gì nhỉ...?
Thầy Lương trầm ngâm:
- - Cái này tôi cũng không biết được, nhưng chúng ta ở đây đều có nguyên nhân của nó. Lời mách bảo từ thần bảo hộ trong giấc mơ của tôi tính tới hiện tại đều trùng khớp. Nhưng hai cậu phải nhớ, trong lúc đào bới, tuyệt đối không được tháo sợi dây đỏ có hạt tràng kia ra khỏi người. Khi đào thấy gì lập tức báo cho tôi ngay, không được tự động sờ vào thứ gì cả.
Lực và Sửu vâng dạ gật đầu, nghỉ ngời được chừng 15 phút, cả hai lại bắt tay vào đào bới. Hơn 2h chiều, cái hố mà Sửu với Lực đang đào mỗi lúc một sâu hơn, lúc này dưới hố chỉ còn thấy phần đầu của cả hai nhô lên. Thầy Lương ước chừng họ đã đào được tầm hơn 4 thước.
Sau khi nghỉ ăn chút lương khô đem theo, Lực và Sửu càng đào nhanh hơn. Phải nói hai anh em Sửu có sức khỏe hơn người, nếu như hôm nay không có họ thì chắc còn phải lâu lắm ông Vọng với thầy Lương mới đào được đủ độ sâu.
Trời chuyển về chiều nhưng nắng vẫn oi bức, thi thoảng ông Vọng phải đem nước ra cho hai anh em Sửu vừa uống, vừa đào. Đang định đem khăn ướt với nước ra khu vực hố thì từ dưới hố, Sửu nói vọng lên:
- - Thầy Lương, bác trưởng làng ơi.....Lại đây xem này, có cái này....
Ông Vọng nhìn thầy Lương rồi cả hai lập tức chạy lại miệng hố nơi anh em Sửu đang đào, ông Vọng nói:
- - Có phải đào được thứ gì đó rồi không...?
Lực đặt cái xẻng lên mặt đất rồi lau mồ hôi nói:
- - Chưa thấy gì, nhưng mà chỗ đất này cứng quá....Cứ như đào vào đá ấy.
Lực nhảy lên miệng hố để Sửu có thêm không gian, hình như Sửu đang dùng tay không vét vét chỗ đất dưới chân, Sửu thờ phì phò rồi nói:
- - Gạch, là gạch đỏ......Sao lại có gạch đỏ ở đây nhỉ...? Đùa chắc...?
Thầy Lương vội trèo xuống hố, ông nói Sửu dừng đào, quả đúng như lời Sửu nói, dưới cái hố đang đào dở là một hàng gạch đỏ. Không thể nào mà tự nhiên lại có gạch đỏ ở đây cả. Mà gạch này không phải gạch vụn, nó được ghép vào nhau thành một hàng gồm 3 viên.
Thầy Lương nhìn ông Vọng rồi hỏi:
- - Trước đây nơi này từng có nhà hay kiến trúc nào được xây dựng sao...?
Cả ông Vọng lẫn anh em Sửu đều ngơ ngác, ông Vọng nói:
- - Trước đó thì tôi không biết, nhưng ngay từ khi tôi còn nhỏ thì nơi này đã được gọi là Bãi Hoang, nghĩa là chẳng có ai ở đây cả. Mà năm nay tôi ngoài 50 thì ít nhất là mấy chục năm nay không có ai xây dựng ở đây cả.
Thầy Lương nhìn hàng gạch ba viên, ông suy nghĩ rồi tiếp tục nói:
- - Như trưởng làng nói, ngôi làng này có lịch sử 100 năm, có khi còn dài hơn thế. Nghĩa là ít nhất 50 năm trước khi trưởng làng sinh ra là cả một khoảng thời gian rất dài. Có thể trong khoảng thời gian đó dã có người xây nhà, dựng cửa ở đây.....Hoặc nó có thể là cả một kiến trúc lớn hơn nữa. Căn cứ vào loại gạch đỏ này tôi có thể khẳng định, người xây dựng nơi này chắc chắn là người giàu có, thậm chí là cực giàu....Bởi nếu như cách đây gần 100 năm mà dùng gạch để xây dựng thì đó không phải tầm thường.
Ước chừng mới chỉ đào được tầm 5 thước, thầy Lương nói với Sửu:
- - Vẫn chưa đủ độ sâu, phiền hai anh em cậu cố gắng đào thêm một chút nữa.
Thầy Lương không nói thì anh em Sửu cũng đã tính trước điều này. Ban nãy Lực nhảy lên khỏi hố là để đi lấy đục. Cầm thanh đục bằng sắt dài tầm 1,5m. Lực nhảy xuống hố rồi nhìn Sửu nói:
- - Gặp đất cứng rồi, may lúc đi em bảo cầm theo cái này, không thì giờ có xúc bằng mắt.
Sửu cười:
- - Vẫn là chú chu đáo, thầy với bác trưởng làng yên tâm đi, chúng tôi đào tiếp đây.
Thầy Lương với ông Vọng trèo lên miệng hố, bên dưới Lực với Sửu kẻ đục người đào, nhưng cả hai cũng vô cùng cẩn trọng bởi độ sâu lúc này đã là 5 thước, chỉ còn một chút nữa thôi là đúng với yêu cầu của thầy Lương, họ không dám mạnh tay vì sợ đục trúng thứ mà thầy Lương đang tìm.
Phía trên mặt đất, thầy Lương nhìn bao quanh khu vực Bãi Hoang một lần nữa, ông lẩm nhẩm:
- - Rốt cuộc, trong quá khứ thứ gì đã biến mất tại nơi này....?
Bạn đang đọc truyện tại DocTruyenChuz.com
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương