Ngày Mai Mưa Tạnh
Chương 39: Va phải đá ngầm
Ngày 20 tháng 10, tại Đông Hà, Hứa Vi Thuỷ tổ chức buổi roadshow đầu tiên cho tác phẩm mới Va phải đá ngầm với quy mô nhỏ.
Đặt địa điểm ở Đông Hà là yêu cầu của Khương Hoán. Anh vẫn đang quay Bến đò Ngân Hà, thời gian này đã bước vào giai đoạn quan trọng, không thể phân thân mà đi, Nghê Gia Đình còn hơi phê bình kín đáo chuyện anh xin nghỉ phép vì phải tham gia roadshow Va phải đá ngầm. Sau khi bàn bạc, cuối cùng địa điểm tổ chức lễ ra mắt chuyển từ Tinh Đảo được Hứa Vi Thuỷ coi trọng hơn cũng như quen thuộc hơn sang thành Đông Hà.
Để không mích lòng ai, hiếm khi Hứa Vi Thuỷ tử tế một lần.
Ông ta tỏ thái độ thân thiện gửi thư mời cho cả Nghê Gia Đình và Diệp Hiệp Huy, làm đạo diễn Nghê ngại vô cùng, chỉ đành lùi tiến độ ngày hôm ấy để dự lễ ra mắt với Khương Hoán.
Trương Annie bình luận hành động này là “cáo chúc Tết gà“.
“Đằng nào cũng là lần cuối, chị, bớt giận đi.” Tâm trạng Khương Hoán rất tốt, trên đường tới rạp chiếu phim Bách Hoa bị kẹt xe cũng không ảnh hưởng anh trêu Trương Annie: “Chị cứ coi như nghỉ ngơi xem phim miễn phí.”
Trương Annie: “Tôi không thích loại hình này, hầy, phim nghệ thuật chán chết.”
Khương Hoán nước đổ lá khoai: “Thế chị ký với tôi làm gì?”
“Hồi đó tôi thấy Đợi gió đến quay đẹp quá thôi, chẳng phải tán thành thẩm mỹ của Hứa Vi Thuỷ. Phong cách quay phim của ông ta cứ tối tăm, nhân vật toàn các mối quan hệ sai trái, nói dễ nghe thì là nghệ thuật, khó nghe thì tôi cảm thấy hơi biến thái.” Từ ngày biết Khương Hoán và Hứa Vi Thủy chính thức cạch mặt, Trương Annie nói chuyện cũng thẳng thắn hơn: “Không mê nổi.”
“Bình thường.” Lần này Khương Hoán lại nói đỡ cho Hứa Vi Thủy: “Xét từ góc độ tác phẩm, ông ta có khiếu thẩm mỹ và suy nghĩ riêng, chẳng qua hợp tác với ông ta quá khó cho tôi, suy cho cùng chúng tôi vẫn không thể đứng trên cùng một con thuyền.”
Trương Annie bật cười: “Tôi thích nhất cậu ở điểm này, nhìn việc không nhìn người.”
Khương Hoán không nhiều lời, cúi đầu xem điện thoại.
Mười phút trước Dụ Hà nhắn cho anh là “đã xuất phát”, nhưng anh đi đúng giờ cao điểm buổi tối, tắc đường tới nỗi đâu đâu cũng là màu đỏ, hơi lo lát nữa có tranh thủ gặp Dụ Hà được không.
Rạp nghệ thuật hợp tác với Va phải đá ngầm hoạt động dưới quyền của Bách Hoa, nằm ở trung tâm thành phố Đông Hà. Suất chiếu đầu tiên đặt tại phòng chiếu lớn nhất, sau đó là suất chiếu thứ hai. Lễ ra mắt phim đã bán hết vé, thành viên trong đoàn phim được tạo điều kiện nên Khương Hoán lấy cho mình và Dụ Hà vé suất chiếu thứ hai, định xong roadshow sẽ qua xem với Dụ Hà.
Lễ ra mắt quy mô nhỏ lược bỏ toàn bộ hoạt động phô trương lãng phí như đi thảm đỏ, ký tên, chỉ giữ lại nghi thức mở màn ngắn gọn.
Anh đã xem trước bài phát biểu của Hứa Vi Thủy, không có gì đặc biệt, mà thực tế Hứa Vi Thủy cũng không nổi hứng ăn nói quái gở.
Ông ta kết thúc bằng câu: “Mong mọi người chỉ bảo.”
Phòng chiếu tắt đèn, chốc lát sau biểu tượng chim phượng hoàng độc quyền của rạp nghệ thuật xuất hiện trên màn hình.
Hình ảnh mở đầu quá đả kích, Khương Hoán ngồi chưa đầy năm phút đã đứng dậy rời phòng chiếu.
Khu vực hút thuốc lá của rạp nằm cuối hành lang, Khương Hoán đến nơi mới biết đã có người ra trước mình. Người này mặc vest đen ngoài hoodie trùm đầu kiểu dáng thoải mái, tóc dài vừa phải hơi xoăn nhẹ, tổng thể dở ông dở thằng, nhưng dáng người dong dỏng lại toát lên cảm giác ốm yếu.
Đây là Cốc Phi Vũ, đóng vai người con duy nhất “Lý Lý” của quả phụ giàu có trong Va phải đá ngầm.
Khương Hoán đi tới, Cốc Phi Vũ nhìn thấy anh cũng không hỏi gì, đưa hộp thuốc lá và diêm cho anh.
“Thanh niên tuổi này hiếm dùng diêm.” Khương Hoán nói, anh không thân với Cốc Phi Vũ nhưng trong phim ôm ấp nhau biết bao lần, muốn làm người xa lạ cũng khó.
Điếu thuốc của Cốc Phi Vũ đã cháy ⅓, mí mỏng hơi sụp làm ánh mắt luôn có vẻ ủ rũ, giọng rất nhẹ nhàng, song vì nói nhanh nên khó nghe rõ.
“Tôi quen rồi.” Cậu ta đáp: “Anh cũng không muốn xem thành phẩm à?”
Khương Hoán quẹt diêm châm thuốc, không giải thích thêm.
Cốc Phi Vũ đứng cạnh thùng rác hút thuốc cùng anh, lát sau lại lên tiếng: “Tối qua anh không đi ăn, Hứa Vi Thủy nói với bên đầu tư là sau này anh và ông ta không hợp tác nữa.”
“Ừ.”
“Vì sao?” Cậu ta hỏi.
“Tôi vô dụng, không chịu nổi phong cách độc đoán của đạo diễn Hứa.” Khương Hoán nửa đùa nửa thật: “Quay xong Va phải đá ngầm tôi đã mệt lắm rồi, cứ nghĩ sau này hợp tác còn gặp cường độ cao hơn, đề tài kỳ lạ hơn, tôi chỉ muốn tìm sợi dây thừng treo cổ chết quách cho xong.”
Cốc Phi Vũ không nhịn được cười: “Thế thì ông ta tiếc thôi.”
Khương Hoán miễn bình luận.
Anh không thích dốc bầu tâm sự với người không thân, đã hút gần hết điếu thuốc, anh đang nghĩ đi luôn ra ngoài trời cho thoáng, khi nào Dụ Hà đến còn có thể uống cà phê với nhau. Nhưng ý nghĩ nguy hiểm ấy nhanh chóng bị gạt bỏ, bây giờ quanh đây nhiều phương tiện truyền thông, phải tránh họ cái đã.
Khương Hoán dập tàn thuốc rồi gửi cổ tay áo, khó tránh dính ít mùi, đang đắn đo hay là đi đâu hít thở không khí thì Cốc Phi Vũ hỏi: “Đằng kia có ban công, tôi cũng ra đó, anh để ý không?”
Khương Hoán đáp không vấn đề, cảm thấy có lẽ Cốc Phi Vũ muốn nói chuyện với mình.
Đã gần hai năm kể từ lần gặp trước, Cốc Phi Vũ sa sút hơn trong ấn tượng của anh, hoàn toàn không có sức sống như một thanh niên ngoài hai mươi tuổi, cả con người chìm trong cảm xúc tiêu cực, trạng thái không khá hơn anh. Khương Hoán rất muốn biết nguyên nhân, liệu Cốc Phi Vũ có đang giống anh, trải qua trận chiến tình cảm ác liệt cuối cùng thất bại thảm hại.
Hơn hết anh muốn xác nhận, cảm xúc suy sụp không cách nào tiêu tan trong thời gian đó bắt nguồn từ phía anh hay thật sự bị Hứa Vi Thủy ảnh hưởng tới mức chẳng thể thoát vai?
*
Hai người một trước một sau đi ra ban công Cốc Phi Vũ chỉ.
Ngoài cửa sổ sát đất nắng thu tươi đẹp, gió mơn man nhẹ nhàng. Khu phố cổ ở Đông Hà trồng nhiều ngô đồng, hạ tuần tháng mười lá đã dần ngả màu vàng tĩnh lặng, ánh mặt trời chiếu xuống muôn nơi cũng không che được cảnh xơ xác tiêu điều.
Khương Hoán trông ra đỉnh nhọn một tòa nhà phía xa, lẳng lặng chờ Cốc Phi Vũ mở lời.
Khoảng tầm một, hai phút, y như anh nghĩ Cốc Phi Vũ bắt đầu không kìm được, tự mình nói: “Cái năm quay phim xong, tôi hơi 'không sống nổi'.”
“Ừ.” Cậu ta vào thẳng vấn đề lại làm Khương Hoán không biết tiếp lời làm sao.
Cốc Phi Vũ cũng không mong đợi anh có thể tiếp lời, đã mở đầu thì còn lại dễ nói hơn nhiều: “Trước đây từng nghe người khác nhắc phim của ông ta khó nhất là thoát vai, bây giờ tôi mới hiểu phần nào. Nhưng lúc đó không biết vì sao, tôi nói chuyện với Hứa Vi Thủy, ông ta hỏi tôi có phải tôi thích anh nên mới khó dứt ra không, tôi nói không, tôi rất rõ không liên quan đến anh.”
“Ừ, tôi hiểu.” Khương Hoán trả lời.
Là diễn viên, nếu không thể đưa một phân lượng tình cảm nhất định vào phim thì tức là không tận tâm với nghề. Tuy trước đó Cốc Phi Vũ không có kinh nghiệm diễn xuất, nhưng Khương Hoán từng tiếp xúc với cậu ta nên biết cậu ta là kiểu người có năng khiếu mà Hứa Vi Thủy thích.
Cốc Phi Vũ: “Về sau tôi cũng trải qua vài mối tình, một người trong đó đã lấy vợ. Chúng tôi hẹn hò mấy lần, anh ta đề nghị muốn đi thuê phòng với tôi, tôi đánh anh ta một trận.”
Nói đến đây cậu ta cười thành tiếng, ngoài ngạc nhiên ra Khương Hoán còn cảm thấy việc này vừa hoang đường vừa hợp lý.
“Tình tiết trong phim sẽ không xảy ra ngoài đời thực, nhưng đời thực thường bất ngờ hơn phim.” Cốc Phi Vũ nói đầy sâu xa: “Sau chuyện đó, tôi cảm thấy mình không hề hứng thú với đóng phim.”
“Hứa Vi Thủy nói sao?”
“Ờ, lời ông ta nói tôi chưa nghĩ kỹ.”
Khương Hoán quay sang nhìn thẳng vào cậu thanh niên 22 tuổi.
Cậu ta xấp xỉ tuổi Dụ Hà, nhưng dường như có một phần ý thức nào đó đang thối rữa. Đứng cùng cậu ta làm Khương Hoán sinh ra ảo giác, rằng mình có thể cảm nhận được lúc này Cốc Phi Vũ chẳng những không vui mà còn cực kỳ chênh vênh, phân vân có nên từ chối cuộc đời vẻ vang sắp tới hay không.
Qua đôi mắt trẻ trung nhưng chán chường của cậu ta, Khương Hoán như đang nhìn thấy bản thân mười năm trước.
“Ông ta nói tôi có năng khiếu, cũng biết cố gắng, tương lai rộng mở tươi đẹp, đừng mắc kẹt trong thứ cảm xúc nhất thời.” Cốc Phi Vũ giãi bày: “Khi ấy suýt thì tôi cảm thấy ông ta thật lòng muốn tốt cho tôi.”
Khương Hoán đã từng nghe những lời tương tự không chỉ một lần, anh hiểu đó là thủ đoạn Hứa Vi Thủy dùng để khiến diễn viên một lòng một dạ làm việc cho mình. Biện pháp hơi thiếu đạo đức nhưng không tới nỗi bỉ ổi, mà hiệu quả thường không ngờ.
“Ông ta quá ích kỷ.” Cốc Phi Vũ cười khẩy.
“Nhìn về phía trước.” Khương Hoán kết luận: “Nhảy vào thùng nhuộm là lựa chọn của mình, không được hối hận.”
Cốc Phi Vũ tỏ vẻ khinh thường, cười gượng hỏi: “Sao đây, kinh nghiệm từ người từng trải à?”
Khương Hoán lắc đầu, không nói thêm nữa.
“Khương Hoán, anh vượt qua được chưa?” Cốc Phi Vũ hỏi anh bằng thái độ nặng nề.
“Chưa, nhưng tôi có việc quan trọng hơn để làm.”
“Súp gà cho tâm hồn” lỗi thời thường rao giảng tổn thương thời thơ ấu cần cả đời để chữa lành. Nhưng hiện tại Khương Hoán cảm thấy không khó đến thế, quá khứ của anh đã quá đau khổ, có lẽ chẳng mấy mà nghĩ thoáng.
Nghĩ thoáng không có nghĩa là tha thứ, Khương Hoán nghĩ, đây cũng là điều anh học được từ Dụ Hà.
*
Khương Hoán vẫn quay lại phòng chiếu, tham gia nốt tiết mục khán giả và phóng viên đặt câu hỏi. Anh có chuẩn bị từ trước, vận may đủ tốt nên các câu hỏi liên quan đến Lăng Tiêu đều không quá giới hạn.
Có câu hỏi về động cơ, về tình cảm phức tạp, còn cả câu hỏi chọn một trong hai cũ rích khuấy động không khí: “Giữa Lý Lý và bà Lý, Lăng Tiêu yêu ai hơn?”
“Chắc chắn Lăng Tiêu yêu bản thân nhất chứ.” Khương Hoán cố tình đáp: “Không phải rất hiển nhiên sao?”
Phòng chiếu lập tức dậy lên tiếng cười ồ và tràng pháo tay.
Câu trả lời của anh nằm ngoài bộ phim, hợp với sự giằng xé máu chó công chúng thích xem hơn, dù biết chỉ là trò giải trí chứ không phải lời thật lòng, cũng không diễn giải sâu sắc nội dung phim nhưng mọi người có mặt vẫn vỗ tay tán thưởng. Dường như không ai quan tâm đáp án chính xác của câu hỏi, mà nó cũng trở nên không quan trọng trong giờ phút này.
Sau lễ ra mắt còn một bữa tiệc chúc mừng, Khương Hoán không góp mặt, anh nhờ Trương Annie báo với đoàn phim Va phải đá ngầm là mình không khỏe lắm, càng không thể uống rượu, chờ những người quen biết đi hết thì rẽ vào một phòng chiếu khác.
Suất chiếu thứ hai bắt đầu ngay sau lễ ra mắt, lúc Khương Hoán đi vào, phim đã chiếu đến đoạn Lý Lý về nước, gặp Lăng Tiêu dưới tấm lưới được dệt tỉ mỉ từ dây leo.
Hình ảnh xán lạn duy mỹ chiếu sáng người ngồi chính giữa hàng ghế cuối cùng.
Khương Hoán ngồi xuống cạnh Dụ Hà, đưa tay nắm tay cậu.
Sức chú ý rời từ tình tiết tinh tế trong phim sang Khương Hoán chân thật, Dụ Hà nhìn anh: “Anh xong rồi hả?”
“Hơi muộn.” Khương Hoán phiền não: “Họ nói nhảm lắm quá.”
Dụ Hà mím môi giả vờ nghiêm túc, chưa đầy một giây đã phì cười.
Từ sau chuyện miễn thi tuyển thạc sĩ, hình như Dụ Hà đã trút bỏ rất nhiều gánh nặng, không cho rằng tỏ ra yếu thế hoặc làm nũng với Khương Hoán là việc xấu hổ. Cậu đẩy tay vịn ngăn giữa cả hai lên, nghiêng đầu tựa vào vai phải của Khương Hoán.
Khương Hoán bèn vò rối tóc cậu như vuốt động vật nhỏ: “Thấy sao? Phần trước.”
Suất chiếu thứ hai có một phần là vé tặng nên tỷ lệ kín rạp không cao như tưởng tượng. Trước sau trái phải chỗ họ ngồi đều trống rất nhiều, người xem gần nhất cũng cách hai hàng ghế.
Vì thế có thể thì thầm tán gẫu đôi câu, Dụ Hà nói: “Thái Tử Đồng diễn rất hay.”
“Tôi thì sao?” Ai đó nhắc nhở.
“Không nhận ra hay hơn Thái Tử Đồng chỗ nào.” Dụ Hà tỉa tót từng chữ.
Khương Hoán phê bình cậu: “Em không xem kỹ.”
Dụ Hà cười tươi, cọ mũi lên cằm Khương Hoán rồi hôn anh, ngầm thừa nhận mình không tập trung.
Nhưng cốt truyện sau đó thay đổi đột ngột.
Vốn dĩ đây là câu chuyện có phần cấm kỵ nhưng vẫn xem như bình thường, quả phụ nhà giàu tài trợ cho hoạ sĩ trẻ tuổi, cả hai đều có ham muốn riêng nên đến với nhau một cách tự nhiên. Hoạ sĩ nghèo có chỗ dựa mà vẫn không thoả mãn, lén lút qua lại với cậu con duy nhất của nhà này mới từ nước ngoài về, nghiễm nhiên trở thành một cặp sau lưng bà Lý.
Sau khi chứng kiến con trai quấn quýt với người tình, thứ tình cảm non trẻ và mông lung thổi bùng lửa giận trong lòng bà Lý. Bà ta kinh ngạc vì mình lại đố kỵ cậu con ruột Lý Lý có thể xứng đôi với Lăng Tiêu tới vậy, mà bà ta thì cách biệt tuổi tác lẫn thân phận, nghe bao nhiêu lời ngon tiếng ngọt đi chăng nữa cũng không cách nào có được thể diện mong muốn.
Bà Lý đổ bệnh, mặt mày nhợt nhạt gọi cả hai đến phòng. Từ ngày chồng chết, bà ta nắm giữ toàn bộ trang viên cũng như mọi tài sản, bà ta tuyên bố bắt đầu từ hôm nay Lý Lý bị đuổi khỏi nhà.
Quay lại cuộc sống cơ cực không quá khó với Lăng TIêu, hắn xuất thân nghèo khó, ngây thơ nghĩ rằng trải qua muôn vàn cay đắng cuối cùng cũng tìm được người thật lòng.
Nhưng Lý Lý nhanh chóng không chịu nổi. Gã là cậu ấm, cuộc sống sung túc quen thuộc chẳng còn lại gì trong một đêm, tấm đệm cứng như đá cùng tiếng la hét lúc nửa đêm bên nhà hàng xóm cũng dễ dàng đánh gục gã, chưa đến nửa tháng gã đã quay về trước giường bà Lý, khóc lóc nhận lỗi hệt như suy nghĩ của bà ta.
“Mẹ ơi, con sai rồi.”
Nhưng mẹ con họ đều hiểu nhận lỗi không phải kết thúc.
Sau khi Lăng Tiêu nản lòng bị Lý Lý lừa về trang viên, cuộc sống ác mộng nối tiếp nhau ập tới. Cả hai mẹ con không ai chịu buông tha hắn, dùng đủ mọi cách đổ lỗi lên đầu hắn về những thất bại và trắc trở của mình, lúc thì đánh đập mắng nhiếc lúc thì vỗ về dịu dàng, lừa gạt hắn, hứa hẹn với hắn tương lai sẽ rất tốt đẹp.
Tinh thần của hắn gần như suy sụp, sau cùng Lý Lý giết mẹ chiếm trang viên, hai người đi lên sân thượng rộng rãi.
“Anh ở lại đi.” Lý Lý phấn khích: “Bây giờ anh thuộc về tôi rồi.”
“Giống như căn nhà này.”
Lý Lý cười to chúc mừng thắng lợi ít ỏi của mình, vừa xoay người thì Lăng Tiêu cầm súng dí vào cằm gã.
Mắt nhắm nghiền.
Đàn bồ câu bay lên, hết phim.
***
Tác giả có lời muốn nói: Kịch bản “Va phải đá ngầm” chịu ảnh hưởng từ phim “Damage” (1992).
Đặt địa điểm ở Đông Hà là yêu cầu của Khương Hoán. Anh vẫn đang quay Bến đò Ngân Hà, thời gian này đã bước vào giai đoạn quan trọng, không thể phân thân mà đi, Nghê Gia Đình còn hơi phê bình kín đáo chuyện anh xin nghỉ phép vì phải tham gia roadshow Va phải đá ngầm. Sau khi bàn bạc, cuối cùng địa điểm tổ chức lễ ra mắt chuyển từ Tinh Đảo được Hứa Vi Thuỷ coi trọng hơn cũng như quen thuộc hơn sang thành Đông Hà.
Để không mích lòng ai, hiếm khi Hứa Vi Thuỷ tử tế một lần.
Ông ta tỏ thái độ thân thiện gửi thư mời cho cả Nghê Gia Đình và Diệp Hiệp Huy, làm đạo diễn Nghê ngại vô cùng, chỉ đành lùi tiến độ ngày hôm ấy để dự lễ ra mắt với Khương Hoán.
Trương Annie bình luận hành động này là “cáo chúc Tết gà“.
“Đằng nào cũng là lần cuối, chị, bớt giận đi.” Tâm trạng Khương Hoán rất tốt, trên đường tới rạp chiếu phim Bách Hoa bị kẹt xe cũng không ảnh hưởng anh trêu Trương Annie: “Chị cứ coi như nghỉ ngơi xem phim miễn phí.”
Trương Annie: “Tôi không thích loại hình này, hầy, phim nghệ thuật chán chết.”
Khương Hoán nước đổ lá khoai: “Thế chị ký với tôi làm gì?”
“Hồi đó tôi thấy Đợi gió đến quay đẹp quá thôi, chẳng phải tán thành thẩm mỹ của Hứa Vi Thuỷ. Phong cách quay phim của ông ta cứ tối tăm, nhân vật toàn các mối quan hệ sai trái, nói dễ nghe thì là nghệ thuật, khó nghe thì tôi cảm thấy hơi biến thái.” Từ ngày biết Khương Hoán và Hứa Vi Thủy chính thức cạch mặt, Trương Annie nói chuyện cũng thẳng thắn hơn: “Không mê nổi.”
“Bình thường.” Lần này Khương Hoán lại nói đỡ cho Hứa Vi Thủy: “Xét từ góc độ tác phẩm, ông ta có khiếu thẩm mỹ và suy nghĩ riêng, chẳng qua hợp tác với ông ta quá khó cho tôi, suy cho cùng chúng tôi vẫn không thể đứng trên cùng một con thuyền.”
Trương Annie bật cười: “Tôi thích nhất cậu ở điểm này, nhìn việc không nhìn người.”
Khương Hoán không nhiều lời, cúi đầu xem điện thoại.
Mười phút trước Dụ Hà nhắn cho anh là “đã xuất phát”, nhưng anh đi đúng giờ cao điểm buổi tối, tắc đường tới nỗi đâu đâu cũng là màu đỏ, hơi lo lát nữa có tranh thủ gặp Dụ Hà được không.
Rạp nghệ thuật hợp tác với Va phải đá ngầm hoạt động dưới quyền của Bách Hoa, nằm ở trung tâm thành phố Đông Hà. Suất chiếu đầu tiên đặt tại phòng chiếu lớn nhất, sau đó là suất chiếu thứ hai. Lễ ra mắt phim đã bán hết vé, thành viên trong đoàn phim được tạo điều kiện nên Khương Hoán lấy cho mình và Dụ Hà vé suất chiếu thứ hai, định xong roadshow sẽ qua xem với Dụ Hà.
Lễ ra mắt quy mô nhỏ lược bỏ toàn bộ hoạt động phô trương lãng phí như đi thảm đỏ, ký tên, chỉ giữ lại nghi thức mở màn ngắn gọn.
Anh đã xem trước bài phát biểu của Hứa Vi Thủy, không có gì đặc biệt, mà thực tế Hứa Vi Thủy cũng không nổi hứng ăn nói quái gở.
Ông ta kết thúc bằng câu: “Mong mọi người chỉ bảo.”
Phòng chiếu tắt đèn, chốc lát sau biểu tượng chim phượng hoàng độc quyền của rạp nghệ thuật xuất hiện trên màn hình.
Hình ảnh mở đầu quá đả kích, Khương Hoán ngồi chưa đầy năm phút đã đứng dậy rời phòng chiếu.
Khu vực hút thuốc lá của rạp nằm cuối hành lang, Khương Hoán đến nơi mới biết đã có người ra trước mình. Người này mặc vest đen ngoài hoodie trùm đầu kiểu dáng thoải mái, tóc dài vừa phải hơi xoăn nhẹ, tổng thể dở ông dở thằng, nhưng dáng người dong dỏng lại toát lên cảm giác ốm yếu.
Đây là Cốc Phi Vũ, đóng vai người con duy nhất “Lý Lý” của quả phụ giàu có trong Va phải đá ngầm.
Khương Hoán đi tới, Cốc Phi Vũ nhìn thấy anh cũng không hỏi gì, đưa hộp thuốc lá và diêm cho anh.
“Thanh niên tuổi này hiếm dùng diêm.” Khương Hoán nói, anh không thân với Cốc Phi Vũ nhưng trong phim ôm ấp nhau biết bao lần, muốn làm người xa lạ cũng khó.
Điếu thuốc của Cốc Phi Vũ đã cháy ⅓, mí mỏng hơi sụp làm ánh mắt luôn có vẻ ủ rũ, giọng rất nhẹ nhàng, song vì nói nhanh nên khó nghe rõ.
“Tôi quen rồi.” Cậu ta đáp: “Anh cũng không muốn xem thành phẩm à?”
Khương Hoán quẹt diêm châm thuốc, không giải thích thêm.
Cốc Phi Vũ đứng cạnh thùng rác hút thuốc cùng anh, lát sau lại lên tiếng: “Tối qua anh không đi ăn, Hứa Vi Thủy nói với bên đầu tư là sau này anh và ông ta không hợp tác nữa.”
“Ừ.”
“Vì sao?” Cậu ta hỏi.
“Tôi vô dụng, không chịu nổi phong cách độc đoán của đạo diễn Hứa.” Khương Hoán nửa đùa nửa thật: “Quay xong Va phải đá ngầm tôi đã mệt lắm rồi, cứ nghĩ sau này hợp tác còn gặp cường độ cao hơn, đề tài kỳ lạ hơn, tôi chỉ muốn tìm sợi dây thừng treo cổ chết quách cho xong.”
Cốc Phi Vũ không nhịn được cười: “Thế thì ông ta tiếc thôi.”
Khương Hoán miễn bình luận.
Anh không thích dốc bầu tâm sự với người không thân, đã hút gần hết điếu thuốc, anh đang nghĩ đi luôn ra ngoài trời cho thoáng, khi nào Dụ Hà đến còn có thể uống cà phê với nhau. Nhưng ý nghĩ nguy hiểm ấy nhanh chóng bị gạt bỏ, bây giờ quanh đây nhiều phương tiện truyền thông, phải tránh họ cái đã.
Khương Hoán dập tàn thuốc rồi gửi cổ tay áo, khó tránh dính ít mùi, đang đắn đo hay là đi đâu hít thở không khí thì Cốc Phi Vũ hỏi: “Đằng kia có ban công, tôi cũng ra đó, anh để ý không?”
Khương Hoán đáp không vấn đề, cảm thấy có lẽ Cốc Phi Vũ muốn nói chuyện với mình.
Đã gần hai năm kể từ lần gặp trước, Cốc Phi Vũ sa sút hơn trong ấn tượng của anh, hoàn toàn không có sức sống như một thanh niên ngoài hai mươi tuổi, cả con người chìm trong cảm xúc tiêu cực, trạng thái không khá hơn anh. Khương Hoán rất muốn biết nguyên nhân, liệu Cốc Phi Vũ có đang giống anh, trải qua trận chiến tình cảm ác liệt cuối cùng thất bại thảm hại.
Hơn hết anh muốn xác nhận, cảm xúc suy sụp không cách nào tiêu tan trong thời gian đó bắt nguồn từ phía anh hay thật sự bị Hứa Vi Thủy ảnh hưởng tới mức chẳng thể thoát vai?
*
Hai người một trước một sau đi ra ban công Cốc Phi Vũ chỉ.
Ngoài cửa sổ sát đất nắng thu tươi đẹp, gió mơn man nhẹ nhàng. Khu phố cổ ở Đông Hà trồng nhiều ngô đồng, hạ tuần tháng mười lá đã dần ngả màu vàng tĩnh lặng, ánh mặt trời chiếu xuống muôn nơi cũng không che được cảnh xơ xác tiêu điều.
Khương Hoán trông ra đỉnh nhọn một tòa nhà phía xa, lẳng lặng chờ Cốc Phi Vũ mở lời.
Khoảng tầm một, hai phút, y như anh nghĩ Cốc Phi Vũ bắt đầu không kìm được, tự mình nói: “Cái năm quay phim xong, tôi hơi 'không sống nổi'.”
“Ừ.” Cậu ta vào thẳng vấn đề lại làm Khương Hoán không biết tiếp lời làm sao.
Cốc Phi Vũ cũng không mong đợi anh có thể tiếp lời, đã mở đầu thì còn lại dễ nói hơn nhiều: “Trước đây từng nghe người khác nhắc phim của ông ta khó nhất là thoát vai, bây giờ tôi mới hiểu phần nào. Nhưng lúc đó không biết vì sao, tôi nói chuyện với Hứa Vi Thủy, ông ta hỏi tôi có phải tôi thích anh nên mới khó dứt ra không, tôi nói không, tôi rất rõ không liên quan đến anh.”
“Ừ, tôi hiểu.” Khương Hoán trả lời.
Là diễn viên, nếu không thể đưa một phân lượng tình cảm nhất định vào phim thì tức là không tận tâm với nghề. Tuy trước đó Cốc Phi Vũ không có kinh nghiệm diễn xuất, nhưng Khương Hoán từng tiếp xúc với cậu ta nên biết cậu ta là kiểu người có năng khiếu mà Hứa Vi Thủy thích.
Cốc Phi Vũ: “Về sau tôi cũng trải qua vài mối tình, một người trong đó đã lấy vợ. Chúng tôi hẹn hò mấy lần, anh ta đề nghị muốn đi thuê phòng với tôi, tôi đánh anh ta một trận.”
Nói đến đây cậu ta cười thành tiếng, ngoài ngạc nhiên ra Khương Hoán còn cảm thấy việc này vừa hoang đường vừa hợp lý.
“Tình tiết trong phim sẽ không xảy ra ngoài đời thực, nhưng đời thực thường bất ngờ hơn phim.” Cốc Phi Vũ nói đầy sâu xa: “Sau chuyện đó, tôi cảm thấy mình không hề hứng thú với đóng phim.”
“Hứa Vi Thủy nói sao?”
“Ờ, lời ông ta nói tôi chưa nghĩ kỹ.”
Khương Hoán quay sang nhìn thẳng vào cậu thanh niên 22 tuổi.
Cậu ta xấp xỉ tuổi Dụ Hà, nhưng dường như có một phần ý thức nào đó đang thối rữa. Đứng cùng cậu ta làm Khương Hoán sinh ra ảo giác, rằng mình có thể cảm nhận được lúc này Cốc Phi Vũ chẳng những không vui mà còn cực kỳ chênh vênh, phân vân có nên từ chối cuộc đời vẻ vang sắp tới hay không.
Qua đôi mắt trẻ trung nhưng chán chường của cậu ta, Khương Hoán như đang nhìn thấy bản thân mười năm trước.
“Ông ta nói tôi có năng khiếu, cũng biết cố gắng, tương lai rộng mở tươi đẹp, đừng mắc kẹt trong thứ cảm xúc nhất thời.” Cốc Phi Vũ giãi bày: “Khi ấy suýt thì tôi cảm thấy ông ta thật lòng muốn tốt cho tôi.”
Khương Hoán đã từng nghe những lời tương tự không chỉ một lần, anh hiểu đó là thủ đoạn Hứa Vi Thủy dùng để khiến diễn viên một lòng một dạ làm việc cho mình. Biện pháp hơi thiếu đạo đức nhưng không tới nỗi bỉ ổi, mà hiệu quả thường không ngờ.
“Ông ta quá ích kỷ.” Cốc Phi Vũ cười khẩy.
“Nhìn về phía trước.” Khương Hoán kết luận: “Nhảy vào thùng nhuộm là lựa chọn của mình, không được hối hận.”
Cốc Phi Vũ tỏ vẻ khinh thường, cười gượng hỏi: “Sao đây, kinh nghiệm từ người từng trải à?”
Khương Hoán lắc đầu, không nói thêm nữa.
“Khương Hoán, anh vượt qua được chưa?” Cốc Phi Vũ hỏi anh bằng thái độ nặng nề.
“Chưa, nhưng tôi có việc quan trọng hơn để làm.”
“Súp gà cho tâm hồn” lỗi thời thường rao giảng tổn thương thời thơ ấu cần cả đời để chữa lành. Nhưng hiện tại Khương Hoán cảm thấy không khó đến thế, quá khứ của anh đã quá đau khổ, có lẽ chẳng mấy mà nghĩ thoáng.
Nghĩ thoáng không có nghĩa là tha thứ, Khương Hoán nghĩ, đây cũng là điều anh học được từ Dụ Hà.
*
Khương Hoán vẫn quay lại phòng chiếu, tham gia nốt tiết mục khán giả và phóng viên đặt câu hỏi. Anh có chuẩn bị từ trước, vận may đủ tốt nên các câu hỏi liên quan đến Lăng Tiêu đều không quá giới hạn.
Có câu hỏi về động cơ, về tình cảm phức tạp, còn cả câu hỏi chọn một trong hai cũ rích khuấy động không khí: “Giữa Lý Lý và bà Lý, Lăng Tiêu yêu ai hơn?”
“Chắc chắn Lăng Tiêu yêu bản thân nhất chứ.” Khương Hoán cố tình đáp: “Không phải rất hiển nhiên sao?”
Phòng chiếu lập tức dậy lên tiếng cười ồ và tràng pháo tay.
Câu trả lời của anh nằm ngoài bộ phim, hợp với sự giằng xé máu chó công chúng thích xem hơn, dù biết chỉ là trò giải trí chứ không phải lời thật lòng, cũng không diễn giải sâu sắc nội dung phim nhưng mọi người có mặt vẫn vỗ tay tán thưởng. Dường như không ai quan tâm đáp án chính xác của câu hỏi, mà nó cũng trở nên không quan trọng trong giờ phút này.
Sau lễ ra mắt còn một bữa tiệc chúc mừng, Khương Hoán không góp mặt, anh nhờ Trương Annie báo với đoàn phim Va phải đá ngầm là mình không khỏe lắm, càng không thể uống rượu, chờ những người quen biết đi hết thì rẽ vào một phòng chiếu khác.
Suất chiếu thứ hai bắt đầu ngay sau lễ ra mắt, lúc Khương Hoán đi vào, phim đã chiếu đến đoạn Lý Lý về nước, gặp Lăng Tiêu dưới tấm lưới được dệt tỉ mỉ từ dây leo.
Hình ảnh xán lạn duy mỹ chiếu sáng người ngồi chính giữa hàng ghế cuối cùng.
Khương Hoán ngồi xuống cạnh Dụ Hà, đưa tay nắm tay cậu.
Sức chú ý rời từ tình tiết tinh tế trong phim sang Khương Hoán chân thật, Dụ Hà nhìn anh: “Anh xong rồi hả?”
“Hơi muộn.” Khương Hoán phiền não: “Họ nói nhảm lắm quá.”
Dụ Hà mím môi giả vờ nghiêm túc, chưa đầy một giây đã phì cười.
Từ sau chuyện miễn thi tuyển thạc sĩ, hình như Dụ Hà đã trút bỏ rất nhiều gánh nặng, không cho rằng tỏ ra yếu thế hoặc làm nũng với Khương Hoán là việc xấu hổ. Cậu đẩy tay vịn ngăn giữa cả hai lên, nghiêng đầu tựa vào vai phải của Khương Hoán.
Khương Hoán bèn vò rối tóc cậu như vuốt động vật nhỏ: “Thấy sao? Phần trước.”
Suất chiếu thứ hai có một phần là vé tặng nên tỷ lệ kín rạp không cao như tưởng tượng. Trước sau trái phải chỗ họ ngồi đều trống rất nhiều, người xem gần nhất cũng cách hai hàng ghế.
Vì thế có thể thì thầm tán gẫu đôi câu, Dụ Hà nói: “Thái Tử Đồng diễn rất hay.”
“Tôi thì sao?” Ai đó nhắc nhở.
“Không nhận ra hay hơn Thái Tử Đồng chỗ nào.” Dụ Hà tỉa tót từng chữ.
Khương Hoán phê bình cậu: “Em không xem kỹ.”
Dụ Hà cười tươi, cọ mũi lên cằm Khương Hoán rồi hôn anh, ngầm thừa nhận mình không tập trung.
Nhưng cốt truyện sau đó thay đổi đột ngột.
Vốn dĩ đây là câu chuyện có phần cấm kỵ nhưng vẫn xem như bình thường, quả phụ nhà giàu tài trợ cho hoạ sĩ trẻ tuổi, cả hai đều có ham muốn riêng nên đến với nhau một cách tự nhiên. Hoạ sĩ nghèo có chỗ dựa mà vẫn không thoả mãn, lén lút qua lại với cậu con duy nhất của nhà này mới từ nước ngoài về, nghiễm nhiên trở thành một cặp sau lưng bà Lý.
Sau khi chứng kiến con trai quấn quýt với người tình, thứ tình cảm non trẻ và mông lung thổi bùng lửa giận trong lòng bà Lý. Bà ta kinh ngạc vì mình lại đố kỵ cậu con ruột Lý Lý có thể xứng đôi với Lăng Tiêu tới vậy, mà bà ta thì cách biệt tuổi tác lẫn thân phận, nghe bao nhiêu lời ngon tiếng ngọt đi chăng nữa cũng không cách nào có được thể diện mong muốn.
Bà Lý đổ bệnh, mặt mày nhợt nhạt gọi cả hai đến phòng. Từ ngày chồng chết, bà ta nắm giữ toàn bộ trang viên cũng như mọi tài sản, bà ta tuyên bố bắt đầu từ hôm nay Lý Lý bị đuổi khỏi nhà.
Quay lại cuộc sống cơ cực không quá khó với Lăng TIêu, hắn xuất thân nghèo khó, ngây thơ nghĩ rằng trải qua muôn vàn cay đắng cuối cùng cũng tìm được người thật lòng.
Nhưng Lý Lý nhanh chóng không chịu nổi. Gã là cậu ấm, cuộc sống sung túc quen thuộc chẳng còn lại gì trong một đêm, tấm đệm cứng như đá cùng tiếng la hét lúc nửa đêm bên nhà hàng xóm cũng dễ dàng đánh gục gã, chưa đến nửa tháng gã đã quay về trước giường bà Lý, khóc lóc nhận lỗi hệt như suy nghĩ của bà ta.
“Mẹ ơi, con sai rồi.”
Nhưng mẹ con họ đều hiểu nhận lỗi không phải kết thúc.
Sau khi Lăng Tiêu nản lòng bị Lý Lý lừa về trang viên, cuộc sống ác mộng nối tiếp nhau ập tới. Cả hai mẹ con không ai chịu buông tha hắn, dùng đủ mọi cách đổ lỗi lên đầu hắn về những thất bại và trắc trở của mình, lúc thì đánh đập mắng nhiếc lúc thì vỗ về dịu dàng, lừa gạt hắn, hứa hẹn với hắn tương lai sẽ rất tốt đẹp.
Tinh thần của hắn gần như suy sụp, sau cùng Lý Lý giết mẹ chiếm trang viên, hai người đi lên sân thượng rộng rãi.
“Anh ở lại đi.” Lý Lý phấn khích: “Bây giờ anh thuộc về tôi rồi.”
“Giống như căn nhà này.”
Lý Lý cười to chúc mừng thắng lợi ít ỏi của mình, vừa xoay người thì Lăng Tiêu cầm súng dí vào cằm gã.
Mắt nhắm nghiền.
Đàn bồ câu bay lên, hết phim.
***
Tác giả có lời muốn nói: Kịch bản “Va phải đá ngầm” chịu ảnh hưởng từ phim “Damage” (1992).
Bạn đang đọc truyện tại DocTruyenChuz.com
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương