Thần Hôn

Chương 23



Chương 23

Đào vong không phải là chuyến đi dành cho các hoàng tử các công chúa, đương nhiên là càng ít lộ liễu càng tốt.

Y phục ban đầu của Minh Tô quá sang trọng, đứng trong đám đông nhìn rất bắt mắt, vì thế Trịnh Mật đã chọn cho người một bộ vải thô. Ai ngờ, mang bố y bình thường lại càng khiến người nổi bật hơn.

Khuôn mặt Minh Tô rất thanh tú, da thịt tuyết trắng mịn màng, đôi mắt đen như hắc ngọc ôn nhuận sáng ngời. Sau khi mặc bố y vào, đầu tiên là xem dung mạo, người như thế này sẽ khiến cho người khác nghĩ rằng đây là tiểu công tử nhà giàu nghịch ngợm trốn nhà.

Thứ hai là xem khí độ, lại sẽ cảm thấy gia đình bình thường sẽ không thể nuôi được một đứa trẻ có khí độ bậc này. Ngược lại càng khiến người ta nhìn kỹ hơn và để lại ấn tượng.

Vì thế Minh Tô đành phải mang hoa phục như cũ.

Trịnh Mật cũng muốn mặc nam trang, che giấu tung tích, tiếc là dung mạo và hành động của nàng hoàn toàn mang nét nữ nhi đoan trang dịu dàng, dù có mặc y phục của nam giới cũng không giống.

Hai người tỷ đệ tương xứng, khi Minh Tô gọi Trịnh Mật là tỷ tỷ, không hề có khó xử chút nào, ngược lại còn như thể vốn dĩ là vậy.

Trái lại khiến cho Trịnh Mật nhớ tới, rất nhiều năm trước, khi các nàng mới gặp nhau, Minh Tô cũng gọi nàng là tỷ tỷ.

Hai người đi về phương Bắc, muốn xuất quan, xuân phong bất độ Ngọc Môn Quan cũng không phải là một câu nói suông, ra khỏi Ngọc Môn Quan, hoàng ân không với tới, đương nhiên cũng không có cơ sở ngầm của triều đình.

*Câu thơ cuối trong bài Xuất tái – Lương Châu từ của Vương Chi Hoán, có nghĩa là: Gió xuân chẳng đến Ngọc Môn Quan. Ngọc Môn Quan là một quan ải trên Vạn Lý Trường Thành, nghĩa của câu thơ nôm na là ở nơi xa xôi, gió xuân không đến người cũng chẳng hay.

Các nàng tính đi quan ngoại tạm lánh một hai năm, sau đó lại trở về kiếm một lối ra.

Nói đến cùng thì Trịnh Mật sớm hay muộn cũng phải về kinh.

Minh Tô vội vàng đánh xe, nửa tháng trôi qua, trời lạnh hơn rất nhiều, người cũng mặc nhiều hơn.

Nhưng gió lạnh đánh vào mặt vẫn làm gương mặt người ửng hồng, mái tóc bay tứ tung.

Trịnh Mật vẫn không vào trong xe, mà ngồi cùng Minh Tô, vùng này đường đi không tốt, rất là xóc nảy, ngựa cũng không chạy nhanh được, đi đường không khỏi chậm hơn.

"Ngươi đi vào đi, bên ngoài lạnh lắm." Minh Tô cứ cách một lúc là lại khuyên nhủ.

Trịnh Mật lại không nghe lời người, bỗng nhớ tới một chuyện quan trọng, bèn nói: "Thuốc của ngài đã hết rồi, đến toà thành tiếp theo, ngài đi gặp đại phu đi, để đại phu xem thương thế của ngài lành đến đâu rồi."

Minh Tô hồn nhiên không thèm để ý: "Ta sớm không còn đau nữa rồi, không cần tốn thời gian vì chuyện này đâu."

"Xem qua ta mới yên tâm." Trịnh Mật nhàn nhạt nói.

Nghe nàng nói như vậy, khóe môi Minh Tô hơi cong lên, nhưng rất nhanh đã bình tĩnh lại, dịu dàng nói: "Cũng được......"

Trịnh Mật nhìn người một cái, cũng không khỏi cười cười. Nàng càng ngày càng khó thờ ở với Minh Tô, Minh Tô cũng phát hiện được, cũng ngày càng cười nhiều hơn.

Càng đi về phía Bắc thảm thực vật càng mỏng, khi có cuồng phong thổi qua thì chỉ một lúc sau trên người đã bị phủ một lớp cát vàng.

Đặc biệt là lúc xế chiều, có thể thấy được cát bụi lơ lửng trên không, gió bắc rít gào.

Hôm nay khá may, lúc sẩm tối sáng thì hai người thấy một thành trì, nhanh chóng vào thành trước giờ đóng cửa.

Mỗi khi đến một thành trì nào đó, hai người trước tiên sẽ tìm khách điếm để đặt chân, bổ sung lương thực và nước, sau đó lại hỏi dân chúng đường đi, còn có tình hình trong kinh, một tội nô đào tẩu khỏi giáo phường, trong kinh tất sẽ nổi lên sóng gió. Hơn nữa Minh Tô cũng muốn biết tin tức của mẫu thân mình.

Nhưng các nàng một đường đi thẳng, không biết là do tránh các thành lớn, hay là do tin tức không lưu thông bằng tốc độ của hai người, nên không hề nghe nói có động tĩnh gì. Cả hành trình rất là bình yên.

Vào thành, đầu tiên là phải tìm khách điếm, sau khi xếp hành lý vào phòng xong thì hai người sẽ ra ngoài. Minh Tô trước khi ra ngoài đã nghe ngóng từ trong miệng những người lữ hành buôn bán, biết được thành này là tòa thành lớn nhất trước khi xuất quan, thương nhân trước khi xuất quan sẽ đến đây nghỉ ngơi chỉnh đốn, cho nên thành này rất là phồn hoa.

Trịnh Mật hỏi chủ quán xem thử nhà nào có y thuật tốt nhất, rồi dẫn Minh Tô tới đó.

Người ngồi trong y quán là một đại phu đã lớn tuổi, mặc bố y màu xanh trúc, mang khăn vấn đầu, chòm râu bạc phơ, lúc bắt mạch thỉnh thoảng còn vuốt râu.

"Vết thương của ngươi, đúng là dưỡng thương chẳng đâu vào đâu." Lão đại phu bắt mạch xong, bình tĩnh đưa ra kết luận, "Ít nhất cũng phải uống thuốc suốt một năm, cẩn thận giữ ấm thì mới có thể cứu được vài phần."

Thần sắc Trịnh Mật căng thẳng, vội hỏi: "Đã thành bệnh căn rồi sao?"

Minh Tô thầm nghĩ, đại phu này không đáng tin cậy, miệng vết thương còn chưa xem mà đã dám kết luận rồi.

Không đợi lão đại phu trả lời, thì người đã nói: "Lão nhân gia nói không đúng rồi, miệng vết thương đã kết vảy rồi, thêm mấy ngày nữa là đã bóc vảy, bên trong cũng không còn đau, rõ ràng đang hồi phục rất tốt mà."

"Da thịt thì mau lành, nhưng xương cốt thì không, ngươi bị thương do côn trượng, ảnh hưởng đến phủ tạng. Nếu bây giờ không lo dưỡng bệnh, ngày sau có muốn dưỡng thì không phải chỉ dùng thuốc trong một năm thôi đâu."

Lão đại phu vẫn dùng giọng điệu từ tốn như cũ, nói xong còn vuốt râu.

Lão chỉ cần bắt mạch đã đoán được vết thương là do côn trượng mà ra. Minh Tô không dám coi khinh lão nữa. Trịnh Mật vội nói: "Điều trị ra sao, xin lão nhân gia nói kỹ hơn ạ."

Lão nhân kia liếc nhìn Minh Tô một cái, vừa cúi đầu kê đơn vừa nói: "Trong phạm vi năm trăm dặm, y thuật của lão hủ không ai sánh bằng, những vết thương do đao tên côn bổng gây ra, tướng sĩ biên thành bị thương đều muốn tới tìm ta đấy. Hai người cũng may đó, có một lão hữu ở biên thành nhờ ta tới giúp đỡ, nếu như muộn hai ngày thì lão hủ đã không ở đây ......Nếu miệng vết thương đã khỏi thì không cần phải thoa thuốc ngoài da nữa, kê cho ngươi thuốc uống. Trước tiên dùng một tháng, một tháng sau ngươi đi biên thành tìm ta, lão hủ lại bắt mạch cho người, nhìn xem tiếp theo như thế nào dùng dược."

Nói dứt lời thì đơn thuốc cũng viết xong.

Trịnh Mật nhận bằng hai tay, Minh Tô lại hỏi: "Ta và tỷ tỷ còn phải lên đường, không tiện sắc thuốc, không biết lão nhân gia có ít thuốc viên không?"

Lão đại phu rất tốt tính, nghe người hỏi vậy thì đứng dậy đi đến quầy thuốc lấy hai bình thuốc nhỏ, nói: "Có thuốc viên, nhưng chế thành thuốc viên thì sẽ ít tác dụng hơn, hiệu quả trị liệu không không bằng thuốc sắc đâu."

Trịnh Mật vừa nghe dược hiệu bị hao tổn thì vội nói: "Lão nhân gia bốc thuốc đi ạ."

Lão đại phu nghe xong bỗng cười một chút, ở nhìn giữa hai người bọn họ, nói: "Hai vị tiểu hữu thật là thú vị." Dứt lời, lại đứng dậy đi bốc thuốc.

Minh Tô nhíu mày, đáy mắt hiện lên hoảng loạn. Trịnh Mật cúi đầu xem phương thuốc, không để ý tới biến hóa của người, thì thầm nói: "Đến biên thành chúng ta dừng một thời gian đi, khi nào vết thương của ngài tốt hơn thì chúng ta lại đi."

"Không cần!" Minh Tô quả quyết nói.

Trịnh Mật ngẩn ra, ngước mắt nhìn người.

"Không cần......" Minh Tô lại nói lại, "Ta không đau nữa, dù sao cũng không đáng ngại, đợi ổn rồi lại tìm một đại phu khác là được."

Người nói rất chắc chắn, Trịnh Mật ngẩn ra trong chốc lát, cũng hiểu vì sao người lại kiên quyết như thế, đang muốn mở miệng thì lão đại phu đã trở lại.

Thuốc được gói trong giấy thấm dầu, một gói là một lần, lão lấy chừng hơn ba mươi gói, nói: "Cầm đi đi, thuốc viên cũng cầm đi."

Minh Tô không nói lời nào, thanh toán tiền khám xong, lấy thuốc rồi nói với Trịnh Mật: "Tỷ tỷ, đi thôi."

Trịnh Mật muốn nói lại thôi, rốt cuộc cũng đi theo người.

Sau đó, Minh Tô quen tay mua mấy tấm da cừu, đến quan ngoại sẽ ngày càng lạnh, quần áo chống lạnh ắt không thể thiếu, còn phải mua thêm vài túi nước, nghe nói sau khi đến quan ngoại thì nguồn nước rất thưa thớt, cần chuẩn bị nhiều mới yên tâm được.

Người lo liệu rất tốt, hoàn toàn nhìn không ra được nửa tháng trước người vẫn còn là một tiểu công chúa mười ngón tay không dính nước tháng ba.

*Nước tháng ba, rất lạnh, ý của câu trên là người có xuất thân tốt, không phải vất vả.

Trịnh Mật đi bên cạnh người, cảm thấy vô cùng an tâm, như thể chỉ cần Minh Tô ở đây thì mọi chuyện đều sẽ ổn.

Trở lại khách điếm, dùng qua cơm tối, Minh Tô còn mua rất nhiều lương khô chuẩn bị cho chặng đường còn lại

Ban đêm, các nàng nằm chung giường, Minh Tô ngủ bên ngoài, Trịnh Mật ngủ bên trong.

Trong phòng đặt một ngọn đèn, ánh nến leo lắt, một lúc lâu, giọng của Trịnh Mật vang lên, Minh Tô còn cảm thấy không thực, cứ ngỡ là trong mơ.

"Quãng đường này gió êm sóng lặng, chúng ta không cần vội vã lên đường, đến biên thành thì xuất quan rất dễ dàng, chỉ cần có chút tiếng gió là chúng ta đi ngay."

"Xuất quan trước, thương thế của ta không cần lo." Minh Tô vẫn nói như vậy.

Trịnh Mật yên lặng một lúc, lại nhích gần, hơi thở nàng gần kề, trán tựa lên vai Minh Tô, sợi tóc lướt qua cần cổ người. Minh Tô cả kinh, cả người cứng đờ thẳng tắp.

"Ngài không phải là ràng buộc, cũng không phải là liên lụy, ta sẽ không không bỏ ngài lại." Trịnh Mật nhẹ giọng nói.

Minh Tô không lên tiếng.

Trịnh Mật đợi trong chốc lát, giọng điệu lại càng mềm mỏng hơn, lại nói: "Ngài nghe lời đi, nếu ngài mắc bệnh bệnh kinh niên thì ta không những không an lòng mà còn hối hận nửa đời."

Minh Tô vẫn không mở miệng.

Sao không nói lời nào? Trịnh Mật nhớ tới một đường lãnh đạm, mới biết giờ nói như vậy chỉ sợ là không đủ thuyết phục, có lẽ là Minh Tô không tin.

Nàng chợt thấy đau lòng, nàng vẫn cảm thấy Minh Tô hồi kinh mới là tốt cho người, nhưng nàng lại không thể đuổi người đi được nữa, không chỉ là do người không muốn đi, mà còn vì nàng không nỡ để người đi.

Con đường gập ghềnh, thỉnh thoảng lại thấy vùng hoang vu cô liêu không một bóng người, rồi đôi khi lại thấy biển người mênh mang trấn nhỏ thành trì, cỏ cây cũng vậy, hoang mạc cũng thế, gió bắc rền vang, núi xa vời vợi.

Gần nửa tháng, Trịnh Mật không thể tưởng tượng được nếu quãng đường này không có Minh Tô, thì nàng sẽ cô độc vất vả cỡ nào.

"Ta thật sự sẽ không bỏ rơi ngài đâu, ngài có năng lực như vậy, cái gì cũng biết, gần đây còn học được cách mặc cả với người khác nữa. Nếu như người bị bệnh căn, tương lai thân thể không ổn thì ta biết dựa vào ai đây?" Trịnh Mật nhẹ nhàng nói.

Nhưng Minh Tô vẫn cứ im lặng.

Trịnh Mật không khỏi ngồi dậy, rốt cuộc người bị làm sao vậy?

Minh Tô nằm thẳng, mắt nhìn rèm trướng trên trần, mặt vừa đỏ vừa nóng, khóe mắt ướt đẫm, thấy Trịnh Mật đang nhìn mình thì mím chặt môi.

"Ngài làm sao vậy?" Trịnh Mật hỏi.

Minh Tô liếm môi dưới, đã mở miệng nhưng lại lắp bắp: "Tỷ tỷ, hình như ta bị bệnh rồi."

Sắc mặt Trịnh Mật thay đổi, lập tức đứng dậy, muốn đi tìm đại phu, Minh Tô bắt lấy tay nàng, nhìn thẳng vào nàng, nghiêm túc nói: "Cứ hễ tỷ đến gần ta là tim ta lại đập dồn dập, nhiệt độ cơ thể cũng nóng lên, trong lòng vừa có vui mừng, vừa có sợ hãi. Có phải ta bị bệnh rồi không?"

Động tác của Trịnh Mật dừng lại, lòng bàn tay Minh Tô ướt nóng, người cầm tay nàng, nhiệt độ truyền lại đây. Trịnh Mật cảm thấy cả người và tim nàng cũng nóng lên, nóng hầm hập, làm chân tay nàng luống cuống.

Minh Tô không có nghe thấy nàng trả lời, tự mình kết luận: "Tỷ tỷ, ta bị bệnh vì tỷ đó."

Trịnh Mật thầm trả lời trong lòng: "Ta cũng bị bệnh vì ngài." Nhưng lời ra khỏi miệng lại thành: "Mau ngủ đi, ngày mai còn phải lên đường."

Minh Tô thả lỏng tay, Trịnh Mật cũng nằm xuống, cách xa người một chút.

Dần dần nhịp tim cũng bình tĩnh lại, mặt cũng không nóng nữa, nhưng Minh Tô lại cảm thấy bệnh vẫn không bớt, bởi vì lòng người vẫn còn sợ hãi cùng vui mừng.

Qua hồi lâu, Trịnh Mật nói: "Vậy quyết định như vậy đi, chúng ta sẽ dừng chân ở biên thành một thời gian."

Theo những lời này, vui mừng lấn át sợ hãi. Minh Tô đem đặt tay lên ngực, người nguyện bệnh mãi không dậy nổi, nói: "Được......"

Như thế, thì tốt rồi.

-----

Tác giả có lời muốn nói: Bảo ngọc nói: "Ta bị bệnh vì Lâm cô nương."

Tự đánh giá mình quá cao rồi, cứ nghĩ rằng chương này viết xong chuyện xưa

Bị sợ sủng ái, Minh Tô sẽ từ từ biết nàng ấy cũng bị Trịnh Mật thiên vị.

Chương trước Chương tiếp