Cậu Hai Nhà Họ Bùi
Chương 59: Người ấy bây giờ ra sao?
Túm được Mận về nhà xong, Lợn cửa nẽo cẩn thận, đoạn Lợn moi từ dưới đáy lu gạo lên một cái hộp nhỏ được bọc bằng túi vải, bên trong cái hộp nhỏ là tiền Lợn dành dụm được.
Mận không biết Lợn đã trữ tiền trong đó từ khi nào, chỉ nhớ mỗi lần lu gạo sắp lưng là Lợn lại trút gạo mới vào rồi, nó cũng thắc mắc nhưng không dám hỏi, bây giờ hiểu rõ lí do thì nó lại càng thán phục thằng chồng của nó hơn nữa.
Lợn đúng là biết suy tính trước sau chứ không phải bồng bột, thiếu suy nghĩ như nó, ở khoản này nó thừa nhận mình phải học hỏi Lợn nhiều hơn.
Lợn đếm tiền cẩn thận.
Trong hộp có tổng cộng hai quan bảy tiền, được xếp ngay ngắn, phân đủ mệnh giá, Lợn đưa luôn cho Mận hai quan, chỉ giữ lại cho mình bảy tiền mà thôi, toàn bộ chỗ tiền này là do Lợn chăm chỉ bán hàng với cả gặt thuê cả năm trời mới có được.
Mận càng nghĩ càng xót Lợn không thôi, toan trả lại cho Lợn thì Lợn nhất quyết không nhận lại.
- Tiền này để làm thôi nôi cho thằng Dừa, chị cứ cầm lấy, thiếu thì nói tui.
- Lỡ dư thì sao?.
- Dư thì chị cứ giữ đó, muốn mua gì thì mua.
- Thầy nó thương bu con em như vậy em còn đòi hỏi gì hơn?.
Chẳng qua là Mận nghĩ nhiều, số tiền đó là Lợn thay mặt bu Thắm trả nợ cho Mận, nhớ đêm tân hôn, bu Thắm trấn của Mận bốn mươi quan tiền sính lễ, biết rõ là trấn tiền nhưng bu bày ra vẻ mặt tội nghiệp.
Bu bảo Mận cho bu mượn, khi nào có tiền bu trả lại, Mận tin tưởng nên đưa hết tiền đó cho bu, tới lúc khai hoa nở nhuỵ cận kề Mận đòi lại số tiền đó thì bu lại trở mặt, bu nói bu mượn nó khi nào?.
Hôm đó, Mận vì tức mà vỡ ối sớm hơn dự định, Lợn phải chèo xuồng giữa đêm ra xã rước mụ về, cũng may bà mụ từng mang ơn của Lợn nên không nhận tiền, bà mụ đỡ đẻ mát tay nên hai bu con nhà Mận, mẹ tròn con vuông.
Nghe Mận kể, Lợn mới thở dài sầu não, Lợn là Lợn rành tính cách của bu Thắm quá mà, bu nói bu mượn chẳng biết tới mùa quýt nào bu mới trả. Tiền của Lợn cũng vậy, bu mượn mười mấy năm rồi có thấy bu trả đâu?.
Lợn cũng vì áy náy chuyện đó, nên kiếm được bao nhiêu tiền cũng đưa cho Mận hết, Lợn là đang trả nợ, ý tứ rõ ràng, chỉ là Mận không hiểu, suy nghĩ sâu xa, Lợn giải thích cũng bằng thừa.
Mận xích lại gần Lợn từ khi nào không biết, tay đã sớm luồn qua eo Lợn, tựa đầu vào vai nũng nịu. Mà khổ, Lợn ngoài cảm giác ớn lạnh với nhột nhột sau gáy ra thì chẳng cảm nhận được gì sất.
- Chị làm gì vậy? Tui thấy nhột quá.
- Thầy nó không lãng mạn gì cả, chung chạ với nhau hơn một năm vẫn không gọi người ta được một tiếng “Em” hay sao?.
Mận ức nhiều cái mà Mận chưa nói hết đâu, cưới cũng cưới rồi, đến con cũng có rồi, vậy mà còn không chịu gọi nó bằng em hay bu nó à, mà suốt ngày cứ chị, chị, chị, nghe không lọt lỗ tai gì cả.
Mận tưởng cưới nhau về xong, cùng lắm là vài tháng hoặc nửa năm, Lợn sẽ mở lòng cho nó cơ hội, nhưng đúng thật, nói trước bước không qua, một năm rồi Lợn vẫn dửng dưng, thái độ không có chút gì là rung động.
- Cho xin đi, chẳng phải trước khi cưới đã nói rõ ràng ngay từ đầu rồi sao? Hay chị muốn lật lọng hả?.
- Không, không, thầy nó à, ý em không phải vậy đâu!.
Thầy nó à, thầy nó à, nghe mà mắc mệt. Cách xưng hô này là Mận nghe phú ông phú bà nói chuyện với nhau rồi bắt chước, mà xui cho nó là Lợn không giống như phú ông, nó cũng chẳng được cưng như phú bà.
Nên thành thử ra, nó càng khiến thằng Lợn ngày càng khó chịu và muốn tránh xa nó hơn, trước thôi nôi của thằng Dừa hai ngày, Lợn chuẩn bị hành lý và ngựa để lên phố huyện một chuyến.
Không phải đi khơi khơi, mà là có công chuyện, Lợn đem vải lên phố huyện giao cho xưởng, sẵn tiện lánh mặt con Mận vài ngày, biết là không lánh được cả đời nhưng lúc đó Mận sấn tới doạ Lợn sợ quá, Lợn không suy nghĩ gì nhiều.
Kể từ khi Mận đẻ thằng Dừa ra thì phát sinh thêm ti tỉ các chi phí khác.
Nào là tiền học phí cho thằng Tí, nào là tiền phải nộp cho bu Thắm, tiền chợ tiền cá, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, rồi lo thêm cho bu con nhà Mận, gi gỉ gì gi các thứ, một mình thằng Lợn gồng gánh, nhắc đến là thương.
Lợn làm một lúc nhiều công việc như gặt thuê, cắt cỏ, lợp mái, hoặc đi rừng săn thú, kiếm củi, hái thảo dược ra chợ bán. Gánh nước, kéo xe, khuân vác nặng, việc gì Lợn cũng làm qua, nhưng không tài nào xoay nổi.
Vài tháng trước, chị Tầm dưới thôn chuyển sang xứ khác sinh sống, nhà chị Tầm có cái khung cửi cũ đóng bụi đã lâu, Lợn mua lại khung cửi với giá rẻ bèo, về sửa sang lại chút.
Lợn trích ít tiền vốn ra mua sợi đay về dệt vải, dệt được năm xấp đầu tiên, đem ra chợ huyện bán, hữu duyên gặp được ông chủ của xưởng vải lớn nhất gần đó, ông tấm tắc khen tay nghề của Lợn và ngõ ý hợp tác, một xấp Lợn bán năm tiền mà ông ấy trả đến bảy tiền.
Lợn tròn xoe cả mắt, ban đầu là Lợn không tin bởi trang phục ông ấy khoác trên người chẳng khác gì dân thường cả, nhưng khi ông dẫn Lợn tham quan xưởng vải một vòng thì Lợn đã đồng ý ngay.
Lợn được cái siêng nên dệt vải năng suất hơn người, dệt ngày dệt đêm, một canh giờ thợ khác dệt được một xấp thì Lợn đã dệt đến hai xấp, tiền công của Lợn cứ thế chảy vào túi đều đều như nước ý, vì dạo gần đây Lợn còn cắt cỏ với gánh nước thuê, nên tuần này chỉ dệt được mười xấp.
Ôi chao, dân số thôn Lợn cứ tăng phải gọi là chóng mặt, từ ba trăm đến bốn trăm mấy gần năm trăm hộ dân rồi ý chứ, một ngày Lợn gánh không biết bao nhiêu hộ dân, cái vai của Lợn sắp gãy luôn rồi.
Những lúc mệt mỏi như vậy, Lợn lại không kiềm lòng được mà nhớ đến một người cũ ở nơi xa, cách biệt năm năm, không lấy một tin tức, không thư từ qua lại, không biết người ấy bây giờ ra sao?.
Mận không biết Lợn đã trữ tiền trong đó từ khi nào, chỉ nhớ mỗi lần lu gạo sắp lưng là Lợn lại trút gạo mới vào rồi, nó cũng thắc mắc nhưng không dám hỏi, bây giờ hiểu rõ lí do thì nó lại càng thán phục thằng chồng của nó hơn nữa.
Lợn đúng là biết suy tính trước sau chứ không phải bồng bột, thiếu suy nghĩ như nó, ở khoản này nó thừa nhận mình phải học hỏi Lợn nhiều hơn.
Lợn đếm tiền cẩn thận.
Trong hộp có tổng cộng hai quan bảy tiền, được xếp ngay ngắn, phân đủ mệnh giá, Lợn đưa luôn cho Mận hai quan, chỉ giữ lại cho mình bảy tiền mà thôi, toàn bộ chỗ tiền này là do Lợn chăm chỉ bán hàng với cả gặt thuê cả năm trời mới có được.
Mận càng nghĩ càng xót Lợn không thôi, toan trả lại cho Lợn thì Lợn nhất quyết không nhận lại.
- Tiền này để làm thôi nôi cho thằng Dừa, chị cứ cầm lấy, thiếu thì nói tui.
- Lỡ dư thì sao?.
- Dư thì chị cứ giữ đó, muốn mua gì thì mua.
- Thầy nó thương bu con em như vậy em còn đòi hỏi gì hơn?.
Chẳng qua là Mận nghĩ nhiều, số tiền đó là Lợn thay mặt bu Thắm trả nợ cho Mận, nhớ đêm tân hôn, bu Thắm trấn của Mận bốn mươi quan tiền sính lễ, biết rõ là trấn tiền nhưng bu bày ra vẻ mặt tội nghiệp.
Bu bảo Mận cho bu mượn, khi nào có tiền bu trả lại, Mận tin tưởng nên đưa hết tiền đó cho bu, tới lúc khai hoa nở nhuỵ cận kề Mận đòi lại số tiền đó thì bu lại trở mặt, bu nói bu mượn nó khi nào?.
Hôm đó, Mận vì tức mà vỡ ối sớm hơn dự định, Lợn phải chèo xuồng giữa đêm ra xã rước mụ về, cũng may bà mụ từng mang ơn của Lợn nên không nhận tiền, bà mụ đỡ đẻ mát tay nên hai bu con nhà Mận, mẹ tròn con vuông.
Nghe Mận kể, Lợn mới thở dài sầu não, Lợn là Lợn rành tính cách của bu Thắm quá mà, bu nói bu mượn chẳng biết tới mùa quýt nào bu mới trả. Tiền của Lợn cũng vậy, bu mượn mười mấy năm rồi có thấy bu trả đâu?.
Lợn cũng vì áy náy chuyện đó, nên kiếm được bao nhiêu tiền cũng đưa cho Mận hết, Lợn là đang trả nợ, ý tứ rõ ràng, chỉ là Mận không hiểu, suy nghĩ sâu xa, Lợn giải thích cũng bằng thừa.
Mận xích lại gần Lợn từ khi nào không biết, tay đã sớm luồn qua eo Lợn, tựa đầu vào vai nũng nịu. Mà khổ, Lợn ngoài cảm giác ớn lạnh với nhột nhột sau gáy ra thì chẳng cảm nhận được gì sất.
- Chị làm gì vậy? Tui thấy nhột quá.
- Thầy nó không lãng mạn gì cả, chung chạ với nhau hơn một năm vẫn không gọi người ta được một tiếng “Em” hay sao?.
Mận ức nhiều cái mà Mận chưa nói hết đâu, cưới cũng cưới rồi, đến con cũng có rồi, vậy mà còn không chịu gọi nó bằng em hay bu nó à, mà suốt ngày cứ chị, chị, chị, nghe không lọt lỗ tai gì cả.
Mận tưởng cưới nhau về xong, cùng lắm là vài tháng hoặc nửa năm, Lợn sẽ mở lòng cho nó cơ hội, nhưng đúng thật, nói trước bước không qua, một năm rồi Lợn vẫn dửng dưng, thái độ không có chút gì là rung động.
- Cho xin đi, chẳng phải trước khi cưới đã nói rõ ràng ngay từ đầu rồi sao? Hay chị muốn lật lọng hả?.
- Không, không, thầy nó à, ý em không phải vậy đâu!.
Thầy nó à, thầy nó à, nghe mà mắc mệt. Cách xưng hô này là Mận nghe phú ông phú bà nói chuyện với nhau rồi bắt chước, mà xui cho nó là Lợn không giống như phú ông, nó cũng chẳng được cưng như phú bà.
Nên thành thử ra, nó càng khiến thằng Lợn ngày càng khó chịu và muốn tránh xa nó hơn, trước thôi nôi của thằng Dừa hai ngày, Lợn chuẩn bị hành lý và ngựa để lên phố huyện một chuyến.
Không phải đi khơi khơi, mà là có công chuyện, Lợn đem vải lên phố huyện giao cho xưởng, sẵn tiện lánh mặt con Mận vài ngày, biết là không lánh được cả đời nhưng lúc đó Mận sấn tới doạ Lợn sợ quá, Lợn không suy nghĩ gì nhiều.
Kể từ khi Mận đẻ thằng Dừa ra thì phát sinh thêm ti tỉ các chi phí khác.
Nào là tiền học phí cho thằng Tí, nào là tiền phải nộp cho bu Thắm, tiền chợ tiền cá, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, rồi lo thêm cho bu con nhà Mận, gi gỉ gì gi các thứ, một mình thằng Lợn gồng gánh, nhắc đến là thương.
Lợn làm một lúc nhiều công việc như gặt thuê, cắt cỏ, lợp mái, hoặc đi rừng săn thú, kiếm củi, hái thảo dược ra chợ bán. Gánh nước, kéo xe, khuân vác nặng, việc gì Lợn cũng làm qua, nhưng không tài nào xoay nổi.
Vài tháng trước, chị Tầm dưới thôn chuyển sang xứ khác sinh sống, nhà chị Tầm có cái khung cửi cũ đóng bụi đã lâu, Lợn mua lại khung cửi với giá rẻ bèo, về sửa sang lại chút.
Lợn trích ít tiền vốn ra mua sợi đay về dệt vải, dệt được năm xấp đầu tiên, đem ra chợ huyện bán, hữu duyên gặp được ông chủ của xưởng vải lớn nhất gần đó, ông tấm tắc khen tay nghề của Lợn và ngõ ý hợp tác, một xấp Lợn bán năm tiền mà ông ấy trả đến bảy tiền.
Lợn tròn xoe cả mắt, ban đầu là Lợn không tin bởi trang phục ông ấy khoác trên người chẳng khác gì dân thường cả, nhưng khi ông dẫn Lợn tham quan xưởng vải một vòng thì Lợn đã đồng ý ngay.
Lợn được cái siêng nên dệt vải năng suất hơn người, dệt ngày dệt đêm, một canh giờ thợ khác dệt được một xấp thì Lợn đã dệt đến hai xấp, tiền công của Lợn cứ thế chảy vào túi đều đều như nước ý, vì dạo gần đây Lợn còn cắt cỏ với gánh nước thuê, nên tuần này chỉ dệt được mười xấp.
Ôi chao, dân số thôn Lợn cứ tăng phải gọi là chóng mặt, từ ba trăm đến bốn trăm mấy gần năm trăm hộ dân rồi ý chứ, một ngày Lợn gánh không biết bao nhiêu hộ dân, cái vai của Lợn sắp gãy luôn rồi.
Những lúc mệt mỏi như vậy, Lợn lại không kiềm lòng được mà nhớ đến một người cũ ở nơi xa, cách biệt năm năm, không lấy một tin tức, không thư từ qua lại, không biết người ấy bây giờ ra sao?.
Bạn đang đọc truyện tại DocTruyenChuz.com
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương