Cậu Hai Nhà Họ Bùi
Chương 60: Anh Lợn, em Hợi
Hai năm học võ tít ở trên núi, Lợn vừa được học vừa được trải nghiệm rất nhiều thứ, ngoài sở trường là võ thuật và bắn cung ra, Lợn còn có sở đoản là cưỡi ngựa, cứ hễ canh tư là bị dựng đầu dậy chạy mười mấy vòng quanh núi.
Canh năm phải vượt qua những ngọn thác, trèo qua những vách đá hiểm trở để gánh từng gánh nước trở về khi nào đầy lu mới thôi, canh sáu, các võ sinh phải bám từng đợt rễ cây, tuột xuống chân núi để tập kết trên ghềnh đá và học thêm các bài quyền.
Canh bảy, võ sinh sẽ được ôn lại các bài quyền đã học từ trước, bằng cách sư phụ sẽ chọn các cặp ra song đấu ngẫu nhiên, mỗi cặp hai người, sẽ biểu diễn quyền thuật trên vách đá của ngọn thác cao nhất, dưới sự chứng kiến của sư phụ và hơn một trăm võ sinh khác.
Canh tám,võ sinh sẽ được lắng nghe bài học lý thuyết võ đạo từ sư phụ và sau đó sẽ đến giờ nghỉ giải lao, các võ sinh chỉ có một canh giờ để ăn uống và ngủ nghĩ, trống điểm tới canh mười, các võ sinh sẽ có mặt ở chuồng ngựa để bắt đầu cho tiết học cưỡi ngựa.
Ban đầu sư phụ không cho thực hành cưỡi ngựa ngay mà sẽ cho các võ sinh làm quen với ngựa trước, muốn làm chủ được con ngựa việc đầu tiên là phải tìm hiểu tính cách con ngựa và xem độ hợp ý của người và ngựa, sau đó mới cho ngựa ăn và cuối cùng là tiếp cận ngựa.
Học cưỡi ngựa hết thêm một canh giờ nữa, canh mười hai học côn pháp được thực hành với vũ khí, một ngày trên núi của Lợn cứ trôi qua như vậy, thấm thoát cũng được hai năm.
Lợn trở về thôn dưới sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng và ngơ ngác của tất cả mọi người, thì lúc ấy ai cũng tưởng đã Lợn chết ở trên núi mất rồi, không ngờ Lợn chẳng những còn sống mà lại sống tốt nữa kìa.
Đàn bà con gái thôn Tô Chẩm dạo ấy phải gọi là một trận dậy sóng, có những cô nương lúc trước sống chết muốn gả cho Lợn khi nghe tin Lợn chết trên núi đã khóc ngày khóc đêm, thầy bu phải nhỏ to khuyên can, hàng xóm nói vào nói ra, âu cũng là cái số của thằng Lợn, người chết cũng không sống lại được, chần chừ làm chi để lỡ làng duyên con gái.
Các cô nương ấy phải gạt đi nước mắt, nén lấy đau thương, ngậm ngùi gả cho mối khác. Cho đến khi biết được thằng Lợn toàn mạng trở về, lại còn là võ sinh đạt thành tích ưu tú nhất ở ngôi trường võ ấy, thì các cô nương cứ gọi là tiếc hùi hụi mãi thôi.
Quãng đường từ thôn đi đến phố huyện khoảng gần một trăm dặm, ngựa của Lợn là ngựa khoẻ một ngày phi ngàn dặm cũng chẳng si nhê gì sất, Lợn phi ngựa với tốc độ vừa phải, tầm chừng hai canh giờ đã có mặt tại phố huyện.
Lợn tìm chỗ giữ ngựa rồi thuê một phòng trọ bình dân, gọi là bình dân thế thôi, chứ nội tiền trọ là hết năm tiền một ngày chưa bao gồm ăn uống, Lợn là Lợn tiếc rẻ thế thôi, chứ lỡ cọc tiền cho chủ trọ mất rồi? Đòi làm sao được?.
*****
Chiều ở chợ huyện, bóng dáng thướt tha của một người con gái với bộ tứ thân màu hồng đã thu hút không ít ánh nhìn của hầu hết cánh đàn ông gần đó, nơi nào có bóng dáng của nàng ấy đi qua đều có muôn vàn ánh mắt vây quanh, mê đắm có, ngưỡng mộ có, ghen tị cũng có.
Eo người đầu mà đẹp khiếp, nét đẹp của nàng không phải nét đẹp môi son má phấn như những cô tiểu thư ở huyện, mà là nét đẹp mộc mạc, đơn sơ, dân dã, chuẩn mực con gái quê, công tử nhà họ Đỗ, con trai cả quan tri huyện, Đỗ Bảo Long đã để mắt đến nàng.
Mỗi chỗ nàng đi, mỗi nơi nàng đến đều có bước chân lạ thập thò theo sau, Lợn vào xưởng để giao vải như đúng hẹn, lão Nhất chủ xưởng vải nhìn từ trên xuống dưới nhìn từ trong ra ngoài, vẫn thấy người trước mặt có gì không đúng lắm, đến khi Lợn lấy tay che miệng cười thì ông ấy mới hiểu ra.
- Cô …cô là?
- À không, cháu là em gái song sinh của anh Lợn, cháu tên là Hợi, hôm nay cháu thay mặt anh Lợn giao vải ạ.
- Cậu Lợn có em gái từ khi nào?.
- Dạ cháu lấy chồng ở xa, lâu ngày mới về nên ông không biết cũng phải, hôm nay anh Lợn bận tổ chức tiệc thôi nôi cho con trai đầu lòng nên nhờ cháu giao vải giúp anh ý đấy ạ.
- À, ta hiểu rồi, thảo nào hôm nay lại giao trễ hơn mọi khi.
- Dạ vâng, cháu lần đầu ra huyện nên còn lạ chỗ ý ạ.
- Được rồi, chờ ta xíu.
Lão Nhất bán tính bán nghi nhưng vẫn đưa đủ tiền cho Lợn, bảy mươi tiền tương đương bảy quan cho mười xấp vải, Lợn cố nhịn cười, đem tiền đếm đếm lại một lần rồi mới rời đi.
Một người ở lại trong tiệm vải cứ cảm thấy khúc mắc không thôi, còn một người tắp vào gánh bánh gối ven đường ôm bụng cười nắc nẻ, Lợn lần đầu tiên mặc quần áo con gái bước ra đường nha, thấy cũng là lạ, thấy cũng mát mát.
Buồn cười nhất là khuôn mặt ngơ ngác của lão Nhất lúc nãy, nếu Lợn không nhanh trí vẽ chuyện mình có đứa em gái song sinh thì chắc sớm bị bại lộ mất rồi.
Lợn cười to quá khiến mấy cô hàng bên không nhịn được che miệng lại cười, ánh nhìn phán xét, Lợn mới ý thức ra bây giờ mình đang ở hình hài của một người con gái mà cười như vậy thì cũng kém duyên quá rồi.
Đoạn Lợn ngồi khép nép lại và nhỏ giọng gọi mười cái bánh gối lên ăn ngấu nghiến, bánh gối ngon ngon, phần vỏ bánh giòn rụm, nhân bánh mềm mềm hoà quyện cùng hương vị của thịt băm, trứng và nấm mộc nhĩ.
Lợn mải mê ăn mà không biết ở gánh chè bưởi sau lưng có người con trai cầm quạt che nửa khuôn mặt, lộ ra một nụ cười bí hiểm.
Canh năm phải vượt qua những ngọn thác, trèo qua những vách đá hiểm trở để gánh từng gánh nước trở về khi nào đầy lu mới thôi, canh sáu, các võ sinh phải bám từng đợt rễ cây, tuột xuống chân núi để tập kết trên ghềnh đá và học thêm các bài quyền.
Canh bảy, võ sinh sẽ được ôn lại các bài quyền đã học từ trước, bằng cách sư phụ sẽ chọn các cặp ra song đấu ngẫu nhiên, mỗi cặp hai người, sẽ biểu diễn quyền thuật trên vách đá của ngọn thác cao nhất, dưới sự chứng kiến của sư phụ và hơn một trăm võ sinh khác.
Canh tám,võ sinh sẽ được lắng nghe bài học lý thuyết võ đạo từ sư phụ và sau đó sẽ đến giờ nghỉ giải lao, các võ sinh chỉ có một canh giờ để ăn uống và ngủ nghĩ, trống điểm tới canh mười, các võ sinh sẽ có mặt ở chuồng ngựa để bắt đầu cho tiết học cưỡi ngựa.
Ban đầu sư phụ không cho thực hành cưỡi ngựa ngay mà sẽ cho các võ sinh làm quen với ngựa trước, muốn làm chủ được con ngựa việc đầu tiên là phải tìm hiểu tính cách con ngựa và xem độ hợp ý của người và ngựa, sau đó mới cho ngựa ăn và cuối cùng là tiếp cận ngựa.
Học cưỡi ngựa hết thêm một canh giờ nữa, canh mười hai học côn pháp được thực hành với vũ khí, một ngày trên núi của Lợn cứ trôi qua như vậy, thấm thoát cũng được hai năm.
Lợn trở về thôn dưới sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng và ngơ ngác của tất cả mọi người, thì lúc ấy ai cũng tưởng đã Lợn chết ở trên núi mất rồi, không ngờ Lợn chẳng những còn sống mà lại sống tốt nữa kìa.
Đàn bà con gái thôn Tô Chẩm dạo ấy phải gọi là một trận dậy sóng, có những cô nương lúc trước sống chết muốn gả cho Lợn khi nghe tin Lợn chết trên núi đã khóc ngày khóc đêm, thầy bu phải nhỏ to khuyên can, hàng xóm nói vào nói ra, âu cũng là cái số của thằng Lợn, người chết cũng không sống lại được, chần chừ làm chi để lỡ làng duyên con gái.
Các cô nương ấy phải gạt đi nước mắt, nén lấy đau thương, ngậm ngùi gả cho mối khác. Cho đến khi biết được thằng Lợn toàn mạng trở về, lại còn là võ sinh đạt thành tích ưu tú nhất ở ngôi trường võ ấy, thì các cô nương cứ gọi là tiếc hùi hụi mãi thôi.
Quãng đường từ thôn đi đến phố huyện khoảng gần một trăm dặm, ngựa của Lợn là ngựa khoẻ một ngày phi ngàn dặm cũng chẳng si nhê gì sất, Lợn phi ngựa với tốc độ vừa phải, tầm chừng hai canh giờ đã có mặt tại phố huyện.
Lợn tìm chỗ giữ ngựa rồi thuê một phòng trọ bình dân, gọi là bình dân thế thôi, chứ nội tiền trọ là hết năm tiền một ngày chưa bao gồm ăn uống, Lợn là Lợn tiếc rẻ thế thôi, chứ lỡ cọc tiền cho chủ trọ mất rồi? Đòi làm sao được?.
*****
Chiều ở chợ huyện, bóng dáng thướt tha của một người con gái với bộ tứ thân màu hồng đã thu hút không ít ánh nhìn của hầu hết cánh đàn ông gần đó, nơi nào có bóng dáng của nàng ấy đi qua đều có muôn vàn ánh mắt vây quanh, mê đắm có, ngưỡng mộ có, ghen tị cũng có.
Eo người đầu mà đẹp khiếp, nét đẹp của nàng không phải nét đẹp môi son má phấn như những cô tiểu thư ở huyện, mà là nét đẹp mộc mạc, đơn sơ, dân dã, chuẩn mực con gái quê, công tử nhà họ Đỗ, con trai cả quan tri huyện, Đỗ Bảo Long đã để mắt đến nàng.
Mỗi chỗ nàng đi, mỗi nơi nàng đến đều có bước chân lạ thập thò theo sau, Lợn vào xưởng để giao vải như đúng hẹn, lão Nhất chủ xưởng vải nhìn từ trên xuống dưới nhìn từ trong ra ngoài, vẫn thấy người trước mặt có gì không đúng lắm, đến khi Lợn lấy tay che miệng cười thì ông ấy mới hiểu ra.
- Cô …cô là?
- À không, cháu là em gái song sinh của anh Lợn, cháu tên là Hợi, hôm nay cháu thay mặt anh Lợn giao vải ạ.
- Cậu Lợn có em gái từ khi nào?.
- Dạ cháu lấy chồng ở xa, lâu ngày mới về nên ông không biết cũng phải, hôm nay anh Lợn bận tổ chức tiệc thôi nôi cho con trai đầu lòng nên nhờ cháu giao vải giúp anh ý đấy ạ.
- À, ta hiểu rồi, thảo nào hôm nay lại giao trễ hơn mọi khi.
- Dạ vâng, cháu lần đầu ra huyện nên còn lạ chỗ ý ạ.
- Được rồi, chờ ta xíu.
Lão Nhất bán tính bán nghi nhưng vẫn đưa đủ tiền cho Lợn, bảy mươi tiền tương đương bảy quan cho mười xấp vải, Lợn cố nhịn cười, đem tiền đếm đếm lại một lần rồi mới rời đi.
Một người ở lại trong tiệm vải cứ cảm thấy khúc mắc không thôi, còn một người tắp vào gánh bánh gối ven đường ôm bụng cười nắc nẻ, Lợn lần đầu tiên mặc quần áo con gái bước ra đường nha, thấy cũng là lạ, thấy cũng mát mát.
Buồn cười nhất là khuôn mặt ngơ ngác của lão Nhất lúc nãy, nếu Lợn không nhanh trí vẽ chuyện mình có đứa em gái song sinh thì chắc sớm bị bại lộ mất rồi.
Lợn cười to quá khiến mấy cô hàng bên không nhịn được che miệng lại cười, ánh nhìn phán xét, Lợn mới ý thức ra bây giờ mình đang ở hình hài của một người con gái mà cười như vậy thì cũng kém duyên quá rồi.
Đoạn Lợn ngồi khép nép lại và nhỏ giọng gọi mười cái bánh gối lên ăn ngấu nghiến, bánh gối ngon ngon, phần vỏ bánh giòn rụm, nhân bánh mềm mềm hoà quyện cùng hương vị của thịt băm, trứng và nấm mộc nhĩ.
Lợn mải mê ăn mà không biết ở gánh chè bưởi sau lưng có người con trai cầm quạt che nửa khuôn mặt, lộ ra một nụ cười bí hiểm.
Bạn đang đọc truyện tại DocTruyenChuz.com
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương