Ngược Dòng Thời Gian Để... Trả Nợ Cho Anh
Chương 14: HỔ TRƯỚNG KHU CƠ PHẦN THỨ TƯ
"Khôn ngoan vượt được Thanh Hà,
Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy."
Nhớ đến Đại Phu Đào Duy Từ, lòng Ngọc Phương lại bồi hồi xúc động. Tuy không được gặp Đại Phu vì ông đã mất trước khi cô ra đời, nhưng Ngọc Phương vẫn kính trọng, tự xem Đại Phu Đào Duy Từ là thầy của mình. Ngài chính là thầy cuả Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Đại Phu Đào Duy Từ cũng là người thiết kế nên Lũy Trường Dục hay còn được dân gian gọi là Lũy Thầy. Chiến lũy đã làm biết bao binh tướng của Đàng Ngoài phải chịu cảnh hao xương tổn máu, lực bất tòng tâm không thể công phá. Tuy nhiên, ít người nhận ra Lũy Trường Dục chỉ mới là thành lũy thứ nhất. Thành lũy thứ hai được Đại Phu xây dựng cho Đàng Trong chính là quyển binh thư Hổ Trướng Khu Cơ mà ông đã viết.
Quyển binh thư này không chú trọng vào các học thuyết, triết lý quân sự mà chú trọng vào phần thực hành thực tiễn. Ai cũng biết Hổ Trướng Khu Cơ bao gồm ba phần: Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa. Ba quyển này tập hợp tất cả các kiến thức từ hậu cần, rèn quân luyện tướng, chế tạo vũ khí cho đến khía cạnh kinh tế quốc gia.
Nhưng chỉ một số ít người biết ngoài ba phần Thiên Thời, Địa Lợi và Nhân Hòa. Đại Phu Đào Duy Từ còn viết phần thứ tư là Âm Binh. Ba phần đầu chính là cực dương, còn phần thứ tư chính là cực âm của Đại Phu. Phần này sau khi Chúa Sãi xem xong đã quyết định không đưa ra truyền bá rộng rãi. Có hai lý do, thứ nhất Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên cũng giống như Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, đều là người quân tử nhân từ, coi việc ám toán là thủ đoạn tà ác. Thứ hai việc tuyển mộ được những người có thể học và thực hành những điều trong đó vô cùng khó khăn, nói trắng ra gần như không thể, chỉ có tìm được Thần trong cõi người mới có thể làm được.
Do đó phần Âm Binh trong Hổ Trướng Khu Cơ cứ thế dần trôi vào quên lãng và biến mất. Nhưng một trong số những người biết về phần Âm Binh này lại vô cùng có hứng thú với nó nên đã bí mật sao chép lại. Đó là Điện Tiền Đô Kiểm Điểm Lương Quận Công Trương Công Giai, người đã theo Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào nam. Ông ta truyền lại Âm Binh cho con là Trương Phúc Phấn, danh tướng Đàng Trong từng cố thủ thành công Lũy Trường Dục trước đại quân của Đàng Ngoài vào năm 1648. Phấn truyền lại bộ Âm Binh này cho con mình là Trương Phúc Cương, người có công đánh bại quân Trịnh tại Lũy Trấn Ninh vào năm 1672. Sau đó Cương đưa lại cho con của mình là Trương Phúc Phan. Cuối cùng Âm Binh rơi vào tay Trương Phúc Loan là con thứ của Phan.
Có thể nói gia tộc họ Trương nhiều đời có võ công hiển hách, tuy giữ Âm Binh nhưng lại không thể sử dụng. Chỉ đến khi lọt vào tay Trương Phúc Loan nó mới có đất để dụng võ.
Loan là người cơ mưu, thâm trầm khó đoán, thủ đoạn hiểm độc nhưng bề ngoài lại vô cùng thánh thiện hòa nhã. Thần trong cõi người không tìm được ư? Không sao, hắn sẽ tìm Quỷ trong nhân gian vậy. Hắn lựa chọn vô số trẻ con từ lúc mới sinh hoặc mới lên ba, nuôi dạy theo cách khắc nghiệt nhất. Lên năm đã phải bắt đầu tập luyện những thứ có trong Âm Binh. Đứa nào không thể chịu nổi sẽ lập tức bị giết. Thức ăn nước uống hằng ngày đều phải thông qua giành giật, giết nhau mà có. Cho đến khi 12 tuổi, sẽ phải thông qua những trận đấu sống còn, ai còn đứng đến cuối sẽ được gia nhập hàng ngũ Âm Binh của hắn.
Ngọc Phương chính là một trong những đứa trẻ được Trương Phúc Loan nuôi dạy theo cách đó. Hơn nữa cô còn là nhân tài kiệt xuất trong đám Âm Binh. Ngọc Phương là người đứng đầu trong Âm Binh Thập Quỷ, mười sát thủ hàng đầu của Trương Phúc Loan. Hắn cưng cô bé đến mức ban cho cô họ Trương của mình và nhận cô làm nghĩa tử.
Mười tám năm cuộc đời của Ngọc Phương gói gọn trong vòng luẩn quẩn tập luyện và giết chóc. Thứ nuôi sống cô bé và theo cô đến khi trưởng thành chỉ có máu và bốn phần của bộ Binh Thư Hổ Trướng Khu Cơ. Ngọc Phương không yêu ai, không ghét ai. Trong con người cô hoàn toàn không tồn tại nhân tính cho đến khi mũi chuỷ thủ của cô đâm vào trái tim của vị quan nhân Đặng Phục Thăng.
Đang miên man suy nghĩ, Ngọc Phương chợt giật mình khi nghe tiếng chuông điện thoại trong tay reo tiếng nhạc. Nhìn vào màn hình, cô thấy hiện lên người gọi đến là Phục Thăng, cô quẹt tay chấp nhận cuộc gọi như anh đã chỉ, tiếng Phục Thăng trong điện thoại cất lên:
-Alo.. alo...
-Nghe nè. - Ngọc Phương đáp.
-Anh xong án sớm, nên tối nay không phải làm xuyên đêm. Chiều nay anh về chở em đi ăn tối nhé.
-Ừ, cũng được.- Cô hờ hững đáp.
Nhưng thật ra trong lòng cô cũng đang réo lên tiếng nhạc rộn rã y như tiếng chuông điện thoại kia. Nhìn lên đồng hồ, đã hơn ba giờ chiều, Ngọc Phương tranh thủ tắm rửa thay đồ, gội đầu sạch sẽ thơm tho. Diện một chiếc váy trắng mà anh đã mua cho, cô bé vừa chải tóc vừa ngắm mình trong gương.
-"Mình đẹp quá, nhưng không biết anh chàng Phục Thăng kia có thấy vậy không nhỉ?"
Nghĩ đến đó, cô lắc đầu nguầy nguậy:
-"Mày sao thế Phương ơi, cảm giác trông ngóng rồi tò mò người ta nhìn mình ra sao là thế nào chứ?"
Cô ngả lưng, thôi không suy nghĩ nữa, dù sao ngày hôm qua dùng cách ngủ ngắn để học cũng đã hơi thấm mệt. Ngọc Phương ngả người xuống nệm, chìm vào giấc ngủ.
Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy."
Nhớ đến Đại Phu Đào Duy Từ, lòng Ngọc Phương lại bồi hồi xúc động. Tuy không được gặp Đại Phu vì ông đã mất trước khi cô ra đời, nhưng Ngọc Phương vẫn kính trọng, tự xem Đại Phu Đào Duy Từ là thầy của mình. Ngài chính là thầy cuả Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Đại Phu Đào Duy Từ cũng là người thiết kế nên Lũy Trường Dục hay còn được dân gian gọi là Lũy Thầy. Chiến lũy đã làm biết bao binh tướng của Đàng Ngoài phải chịu cảnh hao xương tổn máu, lực bất tòng tâm không thể công phá. Tuy nhiên, ít người nhận ra Lũy Trường Dục chỉ mới là thành lũy thứ nhất. Thành lũy thứ hai được Đại Phu xây dựng cho Đàng Trong chính là quyển binh thư Hổ Trướng Khu Cơ mà ông đã viết.
Quyển binh thư này không chú trọng vào các học thuyết, triết lý quân sự mà chú trọng vào phần thực hành thực tiễn. Ai cũng biết Hổ Trướng Khu Cơ bao gồm ba phần: Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa. Ba quyển này tập hợp tất cả các kiến thức từ hậu cần, rèn quân luyện tướng, chế tạo vũ khí cho đến khía cạnh kinh tế quốc gia.
Nhưng chỉ một số ít người biết ngoài ba phần Thiên Thời, Địa Lợi và Nhân Hòa. Đại Phu Đào Duy Từ còn viết phần thứ tư là Âm Binh. Ba phần đầu chính là cực dương, còn phần thứ tư chính là cực âm của Đại Phu. Phần này sau khi Chúa Sãi xem xong đã quyết định không đưa ra truyền bá rộng rãi. Có hai lý do, thứ nhất Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên cũng giống như Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, đều là người quân tử nhân từ, coi việc ám toán là thủ đoạn tà ác. Thứ hai việc tuyển mộ được những người có thể học và thực hành những điều trong đó vô cùng khó khăn, nói trắng ra gần như không thể, chỉ có tìm được Thần trong cõi người mới có thể làm được.
Do đó phần Âm Binh trong Hổ Trướng Khu Cơ cứ thế dần trôi vào quên lãng và biến mất. Nhưng một trong số những người biết về phần Âm Binh này lại vô cùng có hứng thú với nó nên đã bí mật sao chép lại. Đó là Điện Tiền Đô Kiểm Điểm Lương Quận Công Trương Công Giai, người đã theo Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào nam. Ông ta truyền lại Âm Binh cho con là Trương Phúc Phấn, danh tướng Đàng Trong từng cố thủ thành công Lũy Trường Dục trước đại quân của Đàng Ngoài vào năm 1648. Phấn truyền lại bộ Âm Binh này cho con mình là Trương Phúc Cương, người có công đánh bại quân Trịnh tại Lũy Trấn Ninh vào năm 1672. Sau đó Cương đưa lại cho con của mình là Trương Phúc Phan. Cuối cùng Âm Binh rơi vào tay Trương Phúc Loan là con thứ của Phan.
Có thể nói gia tộc họ Trương nhiều đời có võ công hiển hách, tuy giữ Âm Binh nhưng lại không thể sử dụng. Chỉ đến khi lọt vào tay Trương Phúc Loan nó mới có đất để dụng võ.
Loan là người cơ mưu, thâm trầm khó đoán, thủ đoạn hiểm độc nhưng bề ngoài lại vô cùng thánh thiện hòa nhã. Thần trong cõi người không tìm được ư? Không sao, hắn sẽ tìm Quỷ trong nhân gian vậy. Hắn lựa chọn vô số trẻ con từ lúc mới sinh hoặc mới lên ba, nuôi dạy theo cách khắc nghiệt nhất. Lên năm đã phải bắt đầu tập luyện những thứ có trong Âm Binh. Đứa nào không thể chịu nổi sẽ lập tức bị giết. Thức ăn nước uống hằng ngày đều phải thông qua giành giật, giết nhau mà có. Cho đến khi 12 tuổi, sẽ phải thông qua những trận đấu sống còn, ai còn đứng đến cuối sẽ được gia nhập hàng ngũ Âm Binh của hắn.
Ngọc Phương chính là một trong những đứa trẻ được Trương Phúc Loan nuôi dạy theo cách đó. Hơn nữa cô còn là nhân tài kiệt xuất trong đám Âm Binh. Ngọc Phương là người đứng đầu trong Âm Binh Thập Quỷ, mười sát thủ hàng đầu của Trương Phúc Loan. Hắn cưng cô bé đến mức ban cho cô họ Trương của mình và nhận cô làm nghĩa tử.
Mười tám năm cuộc đời của Ngọc Phương gói gọn trong vòng luẩn quẩn tập luyện và giết chóc. Thứ nuôi sống cô bé và theo cô đến khi trưởng thành chỉ có máu và bốn phần của bộ Binh Thư Hổ Trướng Khu Cơ. Ngọc Phương không yêu ai, không ghét ai. Trong con người cô hoàn toàn không tồn tại nhân tính cho đến khi mũi chuỷ thủ của cô đâm vào trái tim của vị quan nhân Đặng Phục Thăng.
Đang miên man suy nghĩ, Ngọc Phương chợt giật mình khi nghe tiếng chuông điện thoại trong tay reo tiếng nhạc. Nhìn vào màn hình, cô thấy hiện lên người gọi đến là Phục Thăng, cô quẹt tay chấp nhận cuộc gọi như anh đã chỉ, tiếng Phục Thăng trong điện thoại cất lên:
-Alo.. alo...
-Nghe nè. - Ngọc Phương đáp.
-Anh xong án sớm, nên tối nay không phải làm xuyên đêm. Chiều nay anh về chở em đi ăn tối nhé.
-Ừ, cũng được.- Cô hờ hững đáp.
Nhưng thật ra trong lòng cô cũng đang réo lên tiếng nhạc rộn rã y như tiếng chuông điện thoại kia. Nhìn lên đồng hồ, đã hơn ba giờ chiều, Ngọc Phương tranh thủ tắm rửa thay đồ, gội đầu sạch sẽ thơm tho. Diện một chiếc váy trắng mà anh đã mua cho, cô bé vừa chải tóc vừa ngắm mình trong gương.
-"Mình đẹp quá, nhưng không biết anh chàng Phục Thăng kia có thấy vậy không nhỉ?"
Nghĩ đến đó, cô lắc đầu nguầy nguậy:
-"Mày sao thế Phương ơi, cảm giác trông ngóng rồi tò mò người ta nhìn mình ra sao là thế nào chứ?"
Cô ngả lưng, thôi không suy nghĩ nữa, dù sao ngày hôm qua dùng cách ngủ ngắn để học cũng đã hơi thấm mệt. Ngọc Phương ngả người xuống nệm, chìm vào giấc ngủ.
Bạn đang đọc truyện tại DocTruyenChuz.com
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương